Tiếng
Đàn Trong Bức Tranh Tố Nữ
Nguyên là Lương tiểu thư đang bị một oan hồn đòi trả món
nợ... tình. Dù cho tiểu thư không phải người cố ý gây ra món nợ nàỵ Hồn
oan là ca nữ của một phường hát dạo.
Trong một buổi hát chầu vào dịp lễ Đức Hưng Đạo Đại Vương, Phường Hát
Đông Đô có một ca nữ dùng thuốc độc tự tử ngay sau đêm hát. Thiên hạ
đồn rằng cô gái bị thất tình, mà tình địch của cô lại chính là Lương
tiểu thư, ái nữ của cụ Tú Cự Vượng! Thực ra, Lương tiểu thư không hề
hay biết chàng trai đang theo đuổi mình lại là người yêu của cô gái vô
danh trong Phường Hát Đông Đô. Dù cho có nhiều mai mối tới lui nhà cụ
Tú, nhưng cụ Tú chưa có quyết định về hôn nhân của ái nữ. Về phần Lương
tiểu thư thì nhất định là phải vâng lời cha mẹ “đặt đâu con ngồi đấy”,
còn trong chỗ riêng tư, nàng chưa hề có tình ý gì với chàng trai, mà
cũng chưa hề gặp mặt chàng lần nàọ
Rất đáng tiếc, ca nữ dại dột sớm tuyệt vọng nên đã tìm cái chết cho
thoát nợ đời vì cho rằng mình không xứng đáng bằng Lương tiểu thư! Cô
ta trước khi chết vẫn còn oán hận Lương tiểu thư và nguyện kiếp sau sẽ
đòi món nợ tình này! Mộ của cô nằm trong nghĩa trang làng Nhì, có sáu
chữ Hán ghi trên tấm bia: Thứ Nữ Đoàn Thị Chi Mộ.
Khoảng một năm, sau khi cô gái bất hạnh nằm xuống, có những đêm Lương
tiểu thư nằm mơ thấy lãng đãng một bóng hình thiếu nữ mặc toàn đồ trắng
lướt đến bên giường và lên tiếng đòi mạng! Cụ Tú Cự Vượng tuy không tin
câu chuyện kể, nhưng thấy con gái ngày càng xanh xao, vàng vọt, đành
buộc lòng phải để Cụ Bà lên Đền Ngọc Sơn xin cúng Sao, giải hạn. Cụ Bà
còn được đem con gái xuôi vùng đồng bằng để dâng cho Bà Chúa Liễu,
trong một đại lễ ở miền giáp ranh hai tỉnh Ninh Bình và Thanh
Hoá.
Bữa kia, có người học trò cũ đem bức tranh Tố Nữ (trong bộ tứ bình đã
bị cháy ba bức) đến biếu, cụ đem treo ngoài phòng khách là nơi trưng
bày nhiều tranh Dân Gian xưa, nay do các nghệ nhân Việt vẽ và in mộc
bản.
Rồi tự nhiên Lương tiểu thư bớt dần mộng mị. Người nhà Cụ Tú, có kẻ bàn
tán cho là sở dĩ tiểu thư giảm bệnh là do kết quả việc cúng Sao giải
hạn; người thì cho là do kết của của việc dâng Cô cho Ba Chúa
Liễụ
Chỉ có Lương tiểu thư là cảm nhận được sự phù hộ thiếu nữ trong bức
tranh treo trên tường.
Bởi vì sau khi tranh được đem đi, những cơn ác mộng lại hành hạ Lương
tiểu thư, khiến gia nhân trong gia đình cụ Tú xôn xaọ Lời bàn tán đến
tai Sinh, nên chàng dự định là sẽ xin hầu chuyện cụ Tú để trình bày ý
nguyện. xin trả lại bức tranh để Lương tiểu thư được giảm bệnh. Và bây
giờ, người trong tranh vừa ngỏ ý từ biệt Sinh.
- Thì ra cô nương đã biết là sáng mai tiểu sinh sẽ đem bức tranh qua
bên cụ Tú Cự Vượng. Tiểu sinh làm như vậy chính là phù hợp với tâm ý
của cô nương muốn cho tiểu sinh vì Lương tiểu thư mà...
Thiếu nữ thở dài:
- Cảm ơn tiên sinh có hảo ý. Nhưng tiện thiếp đã nói rằng hết nhiệm vụ
ở địa phương này, bao gồm cả khu vực tả và hữu ngạn sông Hồng. Đến giữa
giờ Tý, bức tranh sẽ không còn là nơi mà tiện thiếp nương thân nữạ Vì
thế, tiên sinh có đem tranh trả lại cụ Tú hay không, cũng không còn tác
dụng nào nữạ Hẳn tiên sinh đã hiểu ý tiện thiếp. Do vậy mà chính tiên
sinh mới là người “giải oan” cho Lương tiểu thư, chớ không phải tiện
thiếp nữa!
Thấy Sinh vẫn còn chưa minh bạch, cô gái chậm rãi:
- Cõi Trên có cơ huyền diệu, tiện thiếp không thể tiết lộ. Chỉ xin
khuyên tiên sinh là, nếu cụ Tú có yêu cầu tiên sinh làm điều gì vì ái
nữ của cụ, mong tiên sinh sẽ không nề hà.
- Tiểu sinh có liên quan gì đến chuyện riêng tư của Lương tiểu thư,
thưa cô nương?
- Có mối giây ràng buộc vô hình. Nói cách khác, tiên sinh từng có món
nợ phải trả cho cô gái bất hạnh của Phường Hát Đông Đô. Cô ấy cứ nhè
Lương tiểu thư là người không vay để đòi trả. Tiên sinh làm điều gì cho
Lương tiểu thư, cũng tức là trả nợ xưa cho ca nữ vậy...
Nói xong, thiếu nữ nghiêng mình cúi đầu chào Sinh. Trái với ý nghĩ của
sinh là cô sẽ bước vào bức tranh, thiếu nữ lại bay lướt ra phía ngoàị
Từ đó, không bao giờ Sinh còn nghe tiếng đàn phát ra từ bức tranh Tố Nữ
nữa!
Sau lần Sinh hầu chuyện cụ Tú Cự Vượng, không ai còn thấy Sinh xuất
hiện hai bên tả và hữu ngạn sông Hồng!
Một môn sinh của cụ Tú, trong dịp đến thỉnh an , đã trình với cụ, rằng
vào buổi Lễ tại đền Kiếp Bạc mới đây, ông ta đã trông thấy một nhà sư
có khuôn mặt và dáng dấp giống hệt Sinh, đứng trên Trai Đàn.
Cụ Tú chỉ mỉm cười.
Hết.
[trang
1] [trang
2]