Thân
Phận Ma Trơi Phần 2
Tôi tợp một miếng đế cười khà khà, ném hạt đậu phong vào
miệng đưa cay. Bữa cơm chiều của tôi có thế Trời bây giờ mới lất phất
mưa. Tôi nhìn sang bên kia đường, nghiêng người hàng xóm của tôi lác
đác tụ về. Qua màn mưa, tôi vẫn quan sát được họ: ông già cô đơn nằm
cuối hàng hiên, gia đinh mẹ mìn nằm kế, có anh chồng đui què mẻ sứt.
Tôi nghĩ gia đình ấy hành nghề mẹ mìn vì có cả "cô lếch xông" con nít
san sát tuổi nhau, mỗi sáng tôi thấy có người tới lãnh đi suốt ngày,
tối trả về cho chị ta, tiền thuê mướn sòng phẳng, đôi khi còn kèm theo
quà cáp. Tối, chị điểm danh con, đếm như đếm vịt. Tối nay tôi nghe chị
la lên: - Còn đứa vắt chân lên cổ nữa, sao giờ này nó chưa trả tao?
Trời ơi, muộn chút nữa là nó phải trả thêm tôi hai ngàn, không thì
tôi... Anh chồng chột mắt, cụt giò đang gầy bếp lửa nấu nướng chi đó,
gắt lên: - Làm chi mà ồn vậy, con nhỏ mới ra nghề nhưng coi bộ cũng
đàng "giàng", mày thiệt... Chị vợ lồng lên với cơn ghen, chửi chồng
không thiếu một câu tục tĩu nào. Đổ thừa cho thằng chồng mê con ăn mày
mới. Anh chồng cho con vợ lắm mồm một cái bạt tai, xàng luôn một cây
nạng gỗ, rồi mọi chuyện êm ru. Anh chồng uống rượu, cuối cùng chui vào
chiếu làm gì lục đục trong đó (tôi không biết). Dăm phút sau anh ta
chui ra chửi thề một câu: - Lần này mà mày không đẻ thêm đứa nữa thì
chết mẹ với tao nghen. Nhớ lúc nào cũng phải khai là mới sanh lần đầu,
đừng quờ quạng khai đã sanh nhiều lần, nó đè ra đoạn sản là mất giống.
Tao sẽ bỏ mày, tao lấy con khác liền một khi. Đ.M coi đứa nào hận đứa
nào. Mụ mẹ mìn nằm trong chiếu, thò đầu ra quác lên: - Giỏi thì vô đây
thằng đui què kia, đừng đổ thừa tao, tưởng bảnh hả? Cùng lúc đó chị ăn
mày bế thằng bé vắt chân lên cổ về. Chị ta moi tiền ra trả, nhưng mụ mẹ
mìn không chịu: - Đâu được mày, giờ này mày mới đưa con tao về dễ gì...
Đưa thêm tao, chớ không mai mày đi mướn chỗ khác nghen... - Thì em đưa
thêm chị một ngàn roi. Anh chồng tật nguyền đĩnh đạc ra vẻ một đàn anh
đầu nậu chủ gia đình: - Đâu được tao không binh vợ, nhưng bà ấy nói có
lý. Vì thương mày mới ra nghề, vợ chồng tao giao "cục vàng " cho mày.
Mày phải biết làm cái chân nó vắt lên cổ nghệ thuật được như thế không
phải dễ. Tao mất bao nhiêu công phu uốn nắn còn hơn mấy cha nghệ nhân
uốn cây kiểng. Khai đi, khai thiệt đi, mày trúng mánh ở "tác phẩm" này
phải không? Biết điều mai tao lại cho bế cây vàng của tao đi nữa, còn
không thì biến đi nghe mây. Con ăn mày mới lưỡng lự: Em có trúng mánh,
nhưng không nhiều nhặn gì, thằng nhỏ và em có được đĩa thịt bò lúc lắc
thừa, chút xíu tiền bố thí mà. Thằng què la lên: - ở đâu? Ai? - Dạ nhà
hàng nổi ngoài bờ sông! - Việt kiều hay du khách nước ngoài? - Hổng
biết nữa, họ đều là người... - Thôi mày ơi, đúng là Việt kiều rồi, mày
trúng mánh rồi, đưa đây, đưa thêm cho tao vài đô thôi. - Anh chị xử ép
em quá, nhưng thôi cũng được, anh chị lên giá "goài" thì em cũng chết.
Bộ dễ gì, em cũng phải "ca" chớ bộ... Thằng què cười hô hố, nhét tiền
vào cạp quần, hỏi tiếp: - Mày ca sao, có thảm không, nói nghe coi! -
Dạ, em ca thằng bé bị "chất độc màu da cam" nên chân nó vắt lên cổ. Bên
này đường, tôi cười bò lăn bò càng. Đến bây giờ nhớ lại, tôi còn cười.
Tôi nghĩ ngay đến bài hát gì đó có câu chất độc màu da cam mà tôi không
nhớ hết nội dung. Quả thật con nhỏ ăn mày là thiên tài, có đấu óc sáng
tạo. Cuối hàng hiên bên kia đường, chỗ khuất nhất, bóng đèn đường chỉ
rọi tới lờ mờ là "nhà" của em. Nhưng tới giờ này em chưa về. Tôi vốn là
kẻ nòi tình nên thương người đồng điệu Em bận bon chen kiếm khứa ở công
viên nào đó, hoặc một khúc đường vắng nào chăng? Đêm mưa buồn lê thê
như vầy có mấy ai ra đường, vui chơi, gái đứng đường ế độ, cho dù đóng
vai con nhà lành, ngây thơ khờ dại lỡ độ đường hay gì đi nữa khứa vẫn
ngoảnh mặt làm ngơ. Nhiều đêm tôi thấy thương cô ta. Chờ mãi chẳng thấy
nàng về, tôi tưởng tượng ra đủ thứ, dù tôi chưa một lần nhìn rõ mặt
nàng, không biết tên nàng. Tôi thấy mình là một tay chơi. Một tay chơi
gặp khó khăn ở giữa thành phố sa hoa, nhưng lại gặp nàng ở một nơi
khuất tất nhất, đèn đường bị lưu manh đập bể, tối đến độ không nhìn rõ
mặt người con gái đối diện với mình, như trong một bài thơ của Jacques
Prévert, mà tôi được đọc qua bản dịch, dùng làm giấy gói đậu phong: Ba
que diêm trong đêm đánh từng que một Que u nhìn trọn mọt em Que thứ hai
nhìn đôi mắt Que cuối nhìn miệng em Rồi tối hẳn cho anh nhớ lại Tất cả
nét yêu khi xiết chặt em vào lòng. Một con điếm đứng đường được thăng
hoa do một tay chơi có máu thi sĩ. Nhưng điều đó quan trọng gì, tôi
thấy hồn tôi bay bổng nghĩ đến nàng, khi tôi cô đơn, tàn xị rượu mỗi
đêm thay cơm chiều. Tôi ngả người nằm xuống, giấc ngủ chập chờn và hình
như nghe thấy cả tiếng bước chân em về. Lãng mạn ra phết. Tưởng tượng
ra cái lưng ong thon thả của em ngả xuống vỉa hè. Mưa rả rích, những
hạt mưa loang loáng qua ánh đèn đường. Tôi kéo cái mền phủ lên đầu. Tôi
thiếp đi trong giấc ngủ bốc hơi men. Tôi thức giấc không biết lúc ấy là
mấy giờ đêm, mưa vẫn còn rả rích. Trong giấc ngủ vừa rồi tôi mơ thấy
nàng, giấc mơ đẹp. Tôi và nàng cùng dạo chơi trong công viên và nói lời
yêu đương chân thật, nhưng lời lẽ thế nào tôi đã quên ráo. Bây giờ thì
tôi tỉnh ngủ hẳn, tôi lại nghĩ đến nàng. Thế nằm của tôi xoay mặt vào
tường, tôi muốn quay mặt trở ra. Nhưng hãy gượm nào, yêu mà, đi đâu mà
vội. Con người như tôi chẳng nên làm chuyện gì hấp tấp, cứ từ từ rồi
cũng có đêm tôi bò được qua bên kia đường. Cũng một đêm mưa gió như đêm
nay... Nghĩ đến mà tôi thấy nóng bừng cả mặt. Xây mộng đẹp mà nghĩ đến
toàn chuyện ma bùn ma tịt thì thật chẳng còn ra làm sao nữa, nghiêm
chỉnh chút coi. "Nhưng không, nàng phải bỏ ngay cái nghề đứng đường,
phải sống trong sạch và lương thiện kia". Khi tôi xoay được nửa người,
tôi cũng đã xây được nửa giấc mộng. Nàng là bà chủ một hàng. bán nước
trà nóng ở ga xe lửa. Một cái điếu cày hút thuốc lào kêu thật giòn,
trên một cái chiếu nàng ngồi giữa róc nước trà cho khách giang hồ. ở
một góc gần đó, tôi đun nước cho nàng. Tiếng điếu thuốc lào rít lên xoe
xoè, chuyện giang hồ nam bắc nổ như pháo ran. quanh chúng tôi. Tiếng
còi tàu khởi hành rúc trong đêm. "Ôi chao, đời sống tuyệt vời và đơn
giản biết bao". Tiếng gió thổi vù vù, hình như có một vài giọt mưa hắt
vào chỗ tôi nằm. Không biết giờ này nàng về chưa? Tôi xót sa và quay
hẳn người hướng mặt sang bên kia đường. Tim tôi muốn đứng lại đập thình
thinh. Rồi tôi thở, rồi vã mồ hôi. Tôi chớp chớp mắt, banh to mắt ra mà
nhìn. Giấc mơ đẹp được thành hình bây giờ như một làn khói thuốc lào
tan loãng vào không khí. Tụ lại phía bên kia đường, ngay tại chỗ "con
điếm" nằm. Nó nằm chình ình thõng thượt. Dáng điệu mời gọi cho hai bàn
tay nhớp nhúa của gã cỡn trai ngồi cạnh lần mò. Con nhỏ ngủ say quá
chăng, đến độ để cho trung lưu manh quờ quạng làm chuyện đồi bại? Hay
nàng làm "ca đêm" bắt khứa về ổ kiếm chác ngoài giờ? Những lời dự đoán
xoay mòng mòng trong đầu tôi như dự đoán thời tiết. Bên kia đường mọi
chuyện cứ diễn ra nhịp nhàng. Một pha gay cấn sẽ xây ra trong ít phút
nữa thôi. Tôi là người chứng kiến trọn vẹn. Hai bàn tay nhớp nhúa của
thằng khốn nạn "xoạng" loạn cào cào, thế mà con đượi vẫn ngủ say như
chết. Hay là mỗi tối khi nàng hành nghề xong nàng nốc vài viên "xì chọc
xì kéo" hay "nốc tan nốc tiếc" gì đó, em "xỉn" nên không biết con mẹ gì
nữa. Nếu quả vậy thì nàng đáng thương làm sao, ôi người tình một đời hư
đốn. Mắt tôi càng mở to hơn để nhìn rõ, quân khốn nạn kia bây giờ lần
mò phần dưới thân thể nàng. Và rồi rất từ từ, rất thận trọng, hai bàn
tay ma mãnh đụng vào dây lưng quần nàng. Cái quần được rút ra từ từ.
Tôi quết nước bọt, tôi thấy hết. Đến đoạn nào đây, chắc sẽ tới ngay bây
giờ. Ơ kìa, gã tuổi trẻ ấy thật từ tốn nắn vuốt cái quần vừa lột được
gấp lại, lịch sự như Tây. Rồi, thoắt một cái và nhanh như con sóc, gã
co giò phóng. Nhanh hơn cả tiếng la của cô gái vừa nhỏm dậy. Gã đã biến
dạng sau màn mưa bụi cuối đường. Cả khu xóm bên kia đường thức giấc,
lao nhao. Chỉ riêng tôi còn nằm lặng người vì cảnh tượng vừa xảy ra. Cô
gái bu lu ba loa chơi bới thằng khốn nạn. Rồi tiếng cười hô hố, khăng
khắc của thmg chột què: - Mẹ kiếp, ớ thúi, ngủ đến bị lột quần mà cũng
không biết. Con vợ mẹ mìn dài cái mỏ, luận điệu "giậu đổ bìm leo, cây
cứt chó cũng leo theo": - Đĩ gặp điếm rồi, con ơi? ủa mà sao nó không
biết gì vậy. Còn thằng đui què kia không nhìn nó nữa, tao thì móc luôn
tròng mắt kia của mày bây giờ. Thằng chột què vẫn cười ngặt nghẽo. Cô
gái tức tưởi khóc phân bua: - Tôi biết chớ sao không, biết ngay từ lúc
đầu lận, nhưng... - Nhưng mụ nội mày, vậy mà để... - Tôi đâu có dè nó
đểu như vậy. Mụ mẹ mìn chửi toáng, ra vẻ hiểu đời: - A thôi, tao hiểu
rồi, mày là đồ "nứng" bậy. Con nhỏ la lên vì bị xỉ vả chạm tự ái: - Nói
cho các người hay, con này kinh nghiệm đầy mình không có nứng bậy đâu,
hôm nay trời mưa nên ế độ, về đây đang nằm thì thằng khốn nạn kia nhảy
a thần phù vô, tưởng nó biết thông cảm sau khi xong chuyện, ai dè...
Trời đất ơi, cái quần của tôi. Cô gái lại khóc nức lên. Lão già cô đơn
cũng bò dậy, chép miệng chán cho tình đời đen bạc: - Thời buổi làm ăn
khó khăn, nói chuyện giá cả đàng hoàng chớ con, ủa mà quần gì vậy nhỏ?
Cô gái càng trở nên uất ức, tức tưởi: - Cha mẹ ơi, cái quần của tôi là
quần "mô đen" mới, có nhiều "li", nhiều túi, ống túm, dây nhợ tùm lum
chớ đâu phải quần thường. Gã chột què thôi cười: - A, tao thấy thứ quần
đó, bây giờ ở thành phố này mặc thiếu gì, nội hay "ngoại", mà sao mày
có được? Cô gái gào lên: - "Ngoại", quần "ngoại" đàng hoàng, mà tôi có
đâu, tôi theo chị em đi mướn của người ta mới chết chứ. Làm sao mai tôi
đền cho người ta đây, cả trăm ngàn... Cô gái ở truồng ngồi bó gối khóc
hu hu. Đám con mẹ mìn cũng thức giấc bò lổm ngổm như cua. Thằng bé vắt
chân lên cổ, lết đến cạnh cô gái, thao láo mắt nhìn, thò tay gãi đít
xành xạch. Nó cũng đang ở truồng, chỉ khác một điều là nó vắt chân lên
cổ. Những ngón chân dị dạng quặp lấy một bên vành tai vít nghiêng cái
đầu. Vợ chồng mẹ mìn, lão già cô đơn không còn để ý gì đến cô gái bị
cởi truồng nữa. Họ quay ra tranh cãi nhau về giá cả cái quần "mô đen".
Ai cũng tự cho mình là người nắm vững giá thị trường. Giá trị cái quần,
chỉ giá trị cái quần thôi mới là đáng kể. Cô gái giẫy đành đạch khi
thằng bé vắt chân lên cổ mất thăng bằng ngã lăn kềnh ra ngay dưới chân
cô ta. Mẹ mìn chồm lên xoe xoè chửi: - A con đĩ thối không đáng một xu
kia, mày kẹp đầu con tao hả, tao thì xé xác mày ra. Thằng vắt chân lên
cổ được mẹ nó xách lên như xách một gốc củi khô, liệng lại vào chỗ nlm
cùng đám con nít bò lổn nhổn. Một thằng bé trong đám con mẹ mìn, vỗ tay
nhảy tưng tưng hát: - á li ba ba... cái quần rách làm ba... á li ba
ba... Cô gái bị trấn lột quần khóc vang cả một góc phố đêm. Đã đến lúc
tôi trở dậy ra đi, vì muốn ngủ tiếp cũng chẳng được. Trời vẫn còn tối,
cô gái vẫn ngồi đó, rúc vào một xó tối nhất Nhưng đêm sẽ không dài mãi
để che chở cho thân xác trần truồng của nàng. Còn một chút xíu nhân
tính sót lại trong người, tôi không đành lòng khi thấy một người gặp
chuyện khó khăn. Tôi hy sinh chiếc mền rách quáng lại cho nàng. Tôi ra
đi, không nghĩ ngợi gì nữa và quên luôn chuyện ấy. Thời gian sau, tôi
nghe có người nói. Thấy một cô gái nhem nhuốc, cởi truồng đi rong vỗ
tay hát như điên: - A li ba ba... cái quần Hara mất đêm qua... Tôi thầm
nghĩ, chẳng biết có phải nàng không? Tự nhiên tôi thấy xót xa. Lại thêm
một dạng điên, một hình thức điên nữa. Điên phải bị một cú "sốc" nặng,
và quan trọng nhất là phải có thì giờ hành nghề điên, không thì người
ta nói là điên giả vờ. Khối kẻ muốn điên mà không được. Tôi chưa từng
sống trong một phòng giam nào chật hẹp, ngột ngạt, đông người và nóng
bức như trong phòng giam này. Tôi từng có kinh nghiệm ở tù. Tôi cũng
không tưởng tượng được một miền nhiệt đới, một bãi sa mạc nào khủng
khiếp hơn. Nhưng chúng tôi vẫn phải sống, hy vọng, và tìm mọi cách
thích hợp cho đời sống tù ngục. Ngót trăm người đồng cảnh ngộ trong
chuyến vượt biên, cùng với khoảng sáu bẩy chục tù hình sự bị nhét chung
một phòng giam, gồm ba phòng: một phòng nam, một phòng nữ và một nhà
bếp. Trên lầu cũng có phòng giam nhưng tôi không biết chia ra mấy
phòng, chỉ chừng bốn mét sáu mét cho trên một trăm tù nhân. Nghĩa là
khi chúng tôi nằm xuống, phải lựa thế nằm đan háng vào nhau mới tạm đủ
chỗ. Tắm rửa tiêu chuẩn chỉ có một ca nước, ngồi chồm hổm, để quần đùi
dưới đít vò giặt cho ướt nước qua loa. Cả một bầy người hành động đồng
loạt như thế nên người ta gọi là tắm heo. Khi đó vào khoảng tháng tư âm
lịch. Thời tiết miền Nam chưa mưa được mà chỉ ùn lên mây đen, những
bọng nước khổng lồ lơ lửng trên trời đe dọa sẽ trút xuống những trận
mưa lớn. Không khí hầm nóng khủng khiếp. Khắp cả miền đất rộng mênh
mông còn như một lò lửa cây cối đứng im phăng phắc, nữa là đây một
phòng hơi ngạt trong một lò lửa. Người tù được làm tạp dịch ngoài hành
lang nói đứng bên ngoài nhìn qua song sắt phòng giam thấy khói hừng hực
bốc ra như đun bếp. Buổi tối qua ánh đèn mờ, hơi người bốc lên như
sương mù. Tất cả chỉ mặc độc một chiếc quần đùi lúc nào cũng ướt nhem
nhép, hôi thối. Cán bộ khi ló mặt vào phòng giam phải bịt mũi. Nóng bức
đến độ cả phân nửa phòng giam phải trần truồng. Người ta nói bên phòng
giam nữ cũng vậy, rồi có tiếng cười hí hí. Một anh nào đó pha trò vô
duyên, bằng một câu tục tĩu. Một người khác nói: - Đừng nói thế, bò heo
bị nhốt trong chuồng dơ dáy nó có biết hôi thối đâu. Chúng ta cũng vậy,
mình không ngửi thấy mùi hôi thối của mmh. Mày đang biến thành súc vật,
mày có biết không? Nước trong cơ thể vắt cạn từng giây, cùng những chất
độc xì ra, đâm chồi nẩy lộc thành những mụn nhọt trên đầu, trên mặt,
mông đít, háng. Đau đớn phát sốt Nói tóm lại ở khắp mọi phân vuông trên
cơ thể, mụn nhọt, ghẻ lở đều chen nhau tranh sống và phát triển được
hết. Cơ thể con người trở nên nhầy nhụa trơn tuồn tuột như lươn trong
giỏ. Vậy mà chúng tôi vẫn sống, dù rằng thỉnh thoảng bất kể ngày đêm
vẫn có những tiếng la cấp cứu cho người ngạt thở. Nạn nhân được khiêng
ra ngoài hành lang hớp lấy chút đỉnh không khí rồi tống trở lại phòng
giam. Đó là phương pháp cấp cứu của y tế trại giam. Ban đêm chúng tôi
nằm đan háng vào nhau, xếp lớp như cá đóng hộp nghe kể chuyện, hai tù
nhân đứng giữa phòng cầm hai góc mền quạt cho anh em. Đúng ra không
phải quạt mát mà lùa bới hơi độc ra ngoài song sắt. Chúng tôi vẫn sống,
thả hồn theo câu chuyện kể hấp dẫn hay chán phèo. Sáng sớm tinh mơ, cửa
phòng giam mở. Chúng tôi xếp hàng, công an trại giam dẫn ra ngoài ao cá
làm công việc vệ sinh. Cố gắng hết sức, chúng tôi vẫn không đại tiện
được. Lũ cá tra nuôi trong ao đớp chay bong bóng nước, đói meo. Đó là
phản ứng sinh lý ất có của người bị giam những ngày đầu tiên. Hơn trăm
người tù tội vượt biên chúng tôi đã không đại tiện được bảy ngày hôm
nay. Kể từ đêm hôm ấy... Khi chúng tôi bị lùa từ dưới hầm tàu lên bờ.
Chiếc tàu dài 25 mét với 4000 lít dầu dự trữ, thuyền trưởng lẫn tài
công, thủy thủ đoàn cho biết con tàu có thể chạy thẳng một lèo tới ục
Nhưng tàu chưa ra đến cửa biển đã bị bắn gầy bánh lái. Ba trăm người
chúng tôi, đàn ông, đàn bà, trẻ con, được đánh giá cao và phân phối
giam cầm ngay những trại giam nhiều nơi ở các huyện xã ven sông. Đánh
giá cao chúng tôi, vì chiếc tàu vượt biên đồ sộ, hoa tiêu, thợ máy là
những tay lành nghề, từng lái chiến hạm vượt đại dương an toàn. Những
khách đi tàu hầu hết là người Việt gốc Hoa chịu chi. Còn khách thuần
Việt được đánh giá là cố "máu mặt". - Hãy thành thật khai báo, đồ tế
nhuyễn của riêng tây mang theo cứ khai ra, chúng tôi giữ cho, có biên
nhận đàng hoàng. Ngày nào các người di lý đi nơi khác chúng tôi trả lại
đầy đủ. Nếu giấu giếm bằng bết cứ hình thức nào, chúng tôi bắt được sẽ
lập tức bị tịch thu và còn bị kỷ luật. Cách mạng luôn luôn công minh
sáng suốt và nhân đạo. Người cán bộ trưởng trại giam nói với chóng tôi
như thế. Hầu hết người bị bắt đều thành thật khai báo. Nhưng riêng tôi
biết cũng có người chưa mấy thành thật có trăm phương ngàn cách giấu
giếm. Ngay sau đó, họ thực hiện một loạt khám xét qui mô ti mỉ không
chừa một ai. Từ cái lai quần, lai áo, lỗ tai, lỗ mũi, lỗ đít được lục
soát kỹ càng, vẫn chẳng kiếm đâu ra một tí vàng. Riêng tôi không có gì,
nhưng vẫn phải làm thủ tục há miệng cho gã tù hình sự khám răng. Chổng
mông, tụt quần đến gối khám lỗ đít. Tên tù được tin cẩn kêu lên đít tôi
bị trĩ lòi con trê thối hoắc. Thời gian khám xét đó, khi ngước mặt, khi
chổng mông, chỉ nhìn qua háng cũng đủ giúp tôi quan sát nơi mình bị
giam giữ: một lô cốt lớn hai tầng chia làm phiền phòng giam xây giữa
một cánh đồng ven sông, có lẽ là một pháo đài nhỏ thì đúng hơn. Lô cất
có thể chứa được một trung đội lính Lê dương ngày xưa, khống chế cả một
vùng đồng rộng và làng mạc xung quanh. Nay thuộc xã ấp nào đó, cách
mạng dùng làm nơi tạm giam tù hình sự và tù vượt biên. Tháng ba bà già
đi biển. Chúng tôi đã chậm hết hơn một tháng nên mới gặp sự cố xui xẻo
này. Thế là tôi không đến được đảo Bidon mà đang "bi đát". Tôi chặc
lưỡi, liều với số phận. Thành thật nhận với chấp pháp mình là kẻ có
tội, đã dám bỏ quê hương ra đi. Tôi phải trả nợ tội lỗi đó bằng giá nào
chưa biết. Tôi nhìn qua lỗ châu mai phòng giam, cánh đồng xa tít tắp
rực nắng lửa. Hàng dừa ven sông đứng im trong nắng. Vẫn không một cơn
gió mát nào. Khí độc ùn lên như khói. Anh trật tự trưởng phòng giam can
tội làm huyện đề, người có nhiều kinh nghiệm sống trong phòng giam dõng
dạc ra lệnh: -Tôi ra lệnh và cấm anh em không ai được nói lớn, không
được nói, vì cả phòng giam này mỗi người một lời, hơi thở của chính
chúng ta sẽ làm chúng ta ngập thở. Để giải trí cho anh em đêm nay, chỉ
có một người được nói thôi. Đó là anh bạn "quay phim". Nhưng rất tiếc
anh bạn quay phim của chúng ta tối nay lại đau vì một cái nhọt mọc
trúng quai hàm. Vậy thì... (anh ta hơi ngập ngừng nhìn sang phía chúng
tôi). Tôi thấy rằng trong đám anh em vượt biên không thiếu gì người
tài, có văn hóa, trí thức lẫn kinh nghiệm đời cũng lắm. Không lẽ hôm
nay anh em vượt biên chẳng ai là người cống hiến cho anh em một câu
chuyện vui vui nào hay sao? Dẹp bỏ chuyện buồn tù tội sang một bên, vui
lên mà sống. Anh trưởng phòng dứt lời. Tiếng vỗ tay rào rào. Đám tù
vượt biên chúng tôi lặng thinh một lát, vì phần đông là người Hoa. Cuối
cùng có một thanh niên trẻ, mụn nhọt đầy người ngồi dậy. Anh ta nhìn
chúng tôi, nhìn những anh em hình sự, chậm rãi lên tiếng, giọng cố làm
ra nhẹ nhàng, gợi cảm, nhưng vẫn không che giấu nổi vẻ láu cá: - Xin
lỗi quí bạn, tôi biết nói sao đây, tôi không có khiếu kể chuyện kiếm
hiệp. Thực tế, đời sống chúng ta, đời sống ngay chính tôi vô khối
chuyện kể, có nghe cũng chẳng hấp dẫn mấy. Nếu quí vị chịu nghe thì vỗ
tay, còn không tôi xin nầm trở lại. úi da, mấy cái nhọt hành tôi đau
quá. Dứt câu nói hắn nằm xuống thật. Chờ một tràng pháo tay nổi lên rào
rào, hắn trở dậy, cười, hai tay chắp vào nhau xá xá anh em: - Cám ơn,
cám ơn tất cả anh em, tôi không còn lý do gì tự cao nữa, vì chính tôi,
thân phận tôi rõ ràng cũng cùn mằn hèn hạ. Nhưng quí vị không thể không
tin rằng chính tôi là kẻ đã tìm ra cả mấy chục cây vàng chỉ trong vòng
một năm...Vụ vượt biên này mất vài cây vàng chằng nhằm nhỏ mẹ gì với
tôi hết. Tôi muốn văng tục. Lại một thằng phét lác, đời này sao quá dư
loại người đó. Thằng bé cứ khẳng định : - Nhiều vị không tin, ngay cả
anh em vượt biên chung chuyến với tôi cũng chẳng tin được điều đó. Hắn
cười khẩy, mỉa mai: Vài ba cây vàng làm một chuyến vượt biên nhằm nhỏ
gì, nhưng cũng là vấn đề lớn lao cho những kẻ khoái bỏ quê hương ra đi
mà lại... không có xu mẹ nào. Đúng vậy không các vị đồng cảnh ngộ? Hằng
triệu lý do khác nhau. Lý do cuối cùng vẫn là trốn ra nước ngoài kiếm
ăn. Tất cả những người bạn của tôi. ở đây vượt biên đều là những người
có tiền, có vàng. - Đúng rồi ! Tôi bực mình la lên. Người trai trẻ
khoái trí, hắn nói trong nụ cười: - Tôi nói thật đấy quí vị ạ, tôi
khoái vượt biên vì thích rong chơi cùng trời cuối đất, tôi không khoác
lác đâu. Tôi không ngại kiếm thật nhiều vàng cho mục đích của tôi. Khi
bị bắt tôi đã ném xuống biển cả kí lô vàng không tin thì mò đi, nó vẫn
còn nguyên đó, không kể số vàng tôi đã đổ ra trong nhiều vụ vượt biên
khác.Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên, biết sao được. Trời không
chiều người. Này, các bạn đừng hỏi tại sao tôi lại có nhiều vàng như
thế, tuổi tôi lại còn trẻ quá, có nói phét không? Xin thưa rằng không,
tôi không ăn cướp, ăn trộm, lường gạt, trấn lột dọc đường. Tôi kiếm ra
vàng do chính sức lao động của tôi... Tôi không cười được mà có cảm
tưởng hắn ta chỉ là một hoạt náo viên hạng bét trong một chương trình
văn nghệ rẻ tiền nơi thôn ấp. Tôi phe phẩy cái quạt cố xua đuổi cơn
nóng bức, xua đi mùi hôi nách trầm trọng của thằng nằm bên cạnh. Tôi cố
không nghe, không ngửi mà nghĩ đến chuyện lung tung ngoài đời. Nhưng
lời nói mà tôi cho là phét lác của hắn ta vẫn lọt vào tai tôi trong
giấc ngủ chập chờn: -... có một ngày tôi vác cuốc lên rừng cùng với ba
thằng bạn. Bọn tôi lập một băng đảng tổ bốn tên, trông thì có vẻ đầu
trâu mặt ngựa, nhưng thật ra hiền khô mom mép như quạ kêu, cởi trần mặc
quẩn bò, đầu đội mũ cói, lưng đeo mã tấu hoặc phảng, kiếm, dao quắm,
búa, uống rượu như điên, hù nhau thôi mà. Bọn chúng tôi khoanh vùng đào
bới như dế chũi suốt ngày... Địa danh nơi đó là gì, ở đâu hả? Tôi chẳng
dại khai ra ở đây, chỉ nên biết nơi đó là rừng, một vùng trên miền cao
gần cuối dẫy Trường Sơn. Vàng nhiều lắm, cứ đào lên là thấy, dù chưa đủ
tuổi vẫn là vàng. Những trạm thu mua vàng ngồi ngay dọc đường ở một thị
trấn gần đó, họ có cân tiểu ly, đôi khi phải dùng đến cân bàn. Ngày nào
từ sáng tới chiều cũng có người đào vàng lai rai mang bán. Tôi chẳng
biết nổi số lượng người ta thâu vào là bao nhiêu, riêng chúng tôi bán
dăm bảy lượng là chuyện thường. Bỗng nhiên chúng tôi trở thành những
con người được kính trọng, nể vì ăn to nói lớn, miệng có gang có
thép... Chúng tôi thay phiên nhau về thành phố ăn chơi, mua sắm, riêng
tôi hùng hục mới tìm mấy thằng chó chủ tàu. Tôi phải ra đi bằng bất cứ
giá nào, chẳng phải tôi chán ghét đất nước hay chế độ, mà tôi chỉ thích
rong chơi, phiêu lưu mạo hiểm, đi cùng trời cuối đất. Tôi khẳng định
không có chuyện chính trị ở đó... Nhưng tất cả dự tính của tôi đều thất
bại, bị gạt có, bị thua có, từng tù tội và bây giờ thì nằm đây cùng quí
bạn. Tôi lại mơ đến xứ vàng, mơ một chuyến hải hành gian nan gặp cướp
biển... Câu chuyện nhạt phèo, khoác lác, rẻ tiền. Tôi kết luận như vậy.
Có người đồng ý với tôi về nhận xét đó Gã Ba Tàu đan háng với tôi luôn
tay quạt phành phạch. Gã chửi thề một câu nửa Tàu nửa Ta: - Tíu hà
ma... Đ.M cả tuần "dồi" ngộ không ể lược. Đêm trôi trong oi bức khủng
khiếp. Mồ hôi ròng ròng tươm ra khắp người, tôi có cảm giác nghe thấy
các mụn nhọt đang đâm chối nẩy lộc, xúm xuê hoa lá trên từng vùng thịt
mỡ tôi. Thân thể tôi đang hạn hán, vậy mà vẫn trơn tuồn tuột như lươn,
ếch, nhái. Giữa lúc không chờ không đợi thì phân tôi vãi ra khi mới
bước chân tới cầu cá. Tôi thoải mái vì được hưởng cái khoái thứ tư
trong tứ khoái mà loài người từng ca tụng. Bọn cá tra dưới ao tranh mồi
làm nước bắn vung vít. Suốt một dấy cầu dài cung cấp được khá nhiều
lương thực cho bầy cá đói. Tiếng chửi thề vang rân bằng tiếng Việt chen
tiếng Hoa, Quảng Đông, Quảng Tây, Hẹ, Phúc Kiến. Theo phản ứng sinh lý
tự nhiên, chúng tôi không tài nào đi đại tiện được ở những ngày đầu
tiên khi bị giam. Lúc này phân lại ra không hẹn trước. Thường là những
cơn té re vô kỷ luật. Phản ứng này cũng vậy thôi, chẳng có chi lạ. Một
vài chú Ba Tàu tay cầm bao ni lông mặt nghiệt ra nhìn xuống ao tiếc rẻ.
Người thì ngẩn ngơ. Thằng Ba Tàu nằm đan háng với tôi trong phòng giam
vò cái bao ni lông không, càu nhàu: - Vậy là thua... ngộ phải thành
thật khai "páo. Tôi chẳng hiểu gì hết. Tù nhân về phòng giam. Khi đi
qua cổng trại, gã người Hoa giơ tay với cán bộ hướng dẫn: - Cho ngộ
thành thật khai "páo". - Cái gì? Người cán bộ hét. Mặt gã Ba Tàu coi
tội nghiệp làm sao. Gã giơ cái bao ni lông không lên: - Ngộ thành thật
khai "páo", ngộ mất hết "dồi". - Mất gì? - Vàng! Một tiếng trả lời cộc
lốc trong đám từ đứng dồn cục ở sân trại giam. Thằng láu cá đêm qua
quay phim tìm vàng đang đứng cạnh tôi trả lời thay. Cái mặt gã hếch
hếch coi đáng ghét, cái mỏ cười méo một bên mép coi đểu cáng làm sao.
Người cán bộ hết đầu ra hiệu cho gã: - Mày nói gì? - Vàng. mất vàng,
kim loại màu vàng. - Bước ra khỏi hàng, báo cáo rõ ràng, ai ăn cắp
vàng? Thằng láu cá bước ra, báo cáo vắn tắt: - Chả có ai ăn cắp vàng
hết, mấy con cá tra đớp hết rồi. Chúng tôi nuốt vàng, ai dè đến hẹn nó
không ra, trật lấc hết trơn... Ngót một trăm người chúng tôi bị lùa vào
phòng giam, trừ thằng nhỏ người Hoa và thằng láu cá bị đưa lên văn
phòng "làm việc". Tôi còn nghe thấy tiếng thằng Ba Tàu van vỉ: - Ngộ
thành thật khai páo, không dám giấu giếm. - Mày chết, dám mang tài sản
quốc gia ra nước ngoài, gây bệnh "chảy máu vàng ". Không thành thật
khai báo, mày bị chồng án. Tiếng thằng láu cá: - Còn đó cán bộ à, tất
cả ở dưới ao cá tra. Trong phòng giam tranh cãi loạn cào cào, tiếng
Việt chen tiếng Hoa. Tôi chẳng hiểu gì hết và chẳng cần hiểu làm gì.
Tôi khoan khoái vì được tháo dạ sau mười ngày ẩn ức. Tôi mơn man thăm
dò cái nhọt mới u lên trên trán tôi hồi đêm qua như con bê nhú sừng
non. Tôi hy vọng những cái nhọt sẽ lặn đi sau khi chất độc tháo khỏi cơ
thể. Nhưng tôi không được nằm yên, tôi cùng tất cả các bạn tù vượt biên
được lệnh ra tập trung ngoài sân. ở đó tôi nhìn thấy bà cán bộ trưởng
trại mang quân hàm đại úy công an ngồi uy nghi ở chiếc "ngai" sau cái
bàn rộng. Bên cạnh có hai cán bộ chấp pháp. Tôi nhớ mặt một người đã
hỏi cung tôi và tịch thu gói thuốc cán ngoại cùng cái bật lửa gaz hôm
bị bắt. Chúng tôi ngồi chồm hổm dưới sân. Bà đại úy trưởng trại mặt đen
hầm hầm, đôi mắt sắc như lưỡi dao mã tấu liếc nhìn khắp mặt chúng tôi
thu hồn phách, giọng bà đanh đá, nhưng cũng tình nghĩa đáo để: - Tết cả
các người đều đầu đen máu đỏ, tại sao lại cố tình không hiểu lượng
khoan hồng của cách mạng. Dù các người một lần lầm lỡ hay nhiều lần-
lầm lỡ cách mạng vẫn tha thứ và khoan hồng. Các người có hiểu thế
không?. Bà ta im lặng một lát. gã láu cá, kẻ đưa tay đầu tiên hô: -
Hiểu! Thằng nọ đẩy tay thằng kia hô theo, trong đồ có cả tôi Khí thế
hào hùng như hô khẩu hiệu trong mít tinh. Bà trưởng trại hài lòng,
giọng dịu lại, hòa nhã hơn: - Vậy thì các người phải thành thật khai
báo và nghe theo phương án của ban giám hiệu. Nhà nước cách mạng hôm
nay quyết định thu hồi tất cả những tài sản bị thất thoát, các người
trộm cắp tài sản của nhân dân, toan mang ra nước ngoài, may mà phát
hiện kịp. Nhà nước đã khoan hồng, vậy các người phải thành thật. Cách
mạng lấy cái tình đối với các người, các người phải xứng đáng. Có tiếng
ai đó nói nhỏ bên tai tôi: - Nói thế mà nghe được.. Tôi hết hồn suýt
khẽ. Bên trên đầu tôi tiếng bà đại úy trưởng trại vẫn oang oác, đanh
thép khi mềm mỏng khuyên lơn, khi đe dọa nhằm mục đích tất cả người tù
đều phải thành thật khai báo đã nuốt bao nhiêu vàng, cuối cùng bà hỏi:
- Sáng nay những ai không đi cầu cá? Tất cả im lặng, bà đại úy hài
lòng: - Hà... vậy là tất cả đều có đi, có ai bón không đi được không?
Đám đông im lặng. Nụ cười bà trưởng trại cởi mở: - Nếu có ai còn táo
bón chưa đi cầu được, tôi lệnh cho y tế trại cấp thuốc để "hanh thông
đường đại tiện". Gã lắm điều ngồi cạnh tôi bình phẩm lãng nhách: -
Chẳng tốt lành gì đâu. Tôi cau mặt khó chịu. Tiếng bà đại úy dõng dạc:
- Bây giờ lần lượt từng người lên đây thành thật khai báo với cán bộ.
Người thứ nhất lên, gã đàn ông cao lớn được hỏi họ tên xong, vào phần
chính: - Sáng nay anh có đi cầu được không? - Dạ có. - Anh nuốt mấy chỉ
vàng? - Dạ, một chỉ. - "Náo", anh đã thành thật khai báo chưa, cái bụng
to như cái chum kia mà chỉ nuốt có chỉ vàng thôi sao, ít lắm cũng phải
ba chỉ. Mặt gã đàn ông to con cắt không còn giọt máu, gã xuống giọng: -
Dạ, có hai chỉ thôi, cán bộ. Người cán bộ chấp pháp xẵng giọng: - Đã
thành thật khai báo chưa? - Em xin thề. - Thôi được, người kế tiếp, Lâm
Tô Hà.. Hàng chục người đã được thành thật khai báo. Nhưng nhìn mặt họ
tôi vẫn thấy gian gian. Kẻ được lấy ra làm gương là gã "láu cá tìm
vàng". Gã khai đã nuốt năm chỉ vàng, nuốt không nổi nữa phải nhờ người
khác nuốt giùm. Sáng hôm nay đã cho ra hết rồi... Người cán bộ chấp
pháp đập bàn, la:. - Mày nhờ ai nuốt, chỉ mặt coi.. Chúng tôi vờ vịt để
thằng xỏ lá kia đừng chỉ bậy vào mặt mình. May mắn thay, chẳng đến đỗi
nào, gã vẫn còn chút xíu lương tâm. Gã lắc đầu: - Bị bắt ban đêm, tôi
nhờ đại nên không nhớ rõ. Gã đưa mắt nhìn tôi, tôi cúi xuống, run bỏ
xừ. - Nghĩa là mày có mang theo nhiều vàng lắm? - Còn phải hỏi, tôi là
thằng giầu mà. - Cái ngữ mày mà giầu à? Gã cười khẩy: - Tùy ý, tôi chỉ
biết tôi là một thằng trùm, đầu nậu đào vàng, có nhằm nhỏ gì ba cái lẻ
tẻ vài ba ký vàng, cái đồ bỏ sông bỏ biển... Thằng láu cá đối đáp đâu
ra đó nghe có lý quá, cán bộ không hỏi đến nữa. Riêng tôi lo ngay ngáy.
Nếu tôi thành thật khai báo thì tôi: sẽ nói chẳng nuốt chỉ nào hết vì
có đâu mà nuốt. Tôi mang tiếng là kẻ vượt biên nhưng không mất tiền,
nhờ quen biết tôi đi ké thôi. Nhưng nhìn mặt tôi, ai mà tin được. Tôi
đeo kính trắng gọng vàng, trán hói, mặt mũi phương phi coi ra vẻ lắm.
Trông tưởng là kẻ có tiền. Khi xuống tàu thấy tôi đi một mình, một em
"nhí" cô đơn đã để mắt đến tôi, muốn tìm bạn đồng hành cho có đôi. Tôi
chưa kịp thả lời ong bướm, mới sơ khởi đá lông nheo là đã bị "tó" rồi.
Khách đi tàu xì xào về tôi: "May quá chuyến này mình đi lại có bác sĩ,
chủ tàu tổ chức chu đáo thật. Thế có bỏ mẹ tôi không, cái mặt mày mà
nói không tiền, chó cũng không tin được. Thôi thì cũng liều, tùy cơ ứng
biến. Điều chờ đợi tất nhiên phải đến. Tôi đứng trước người cán bộ chấp
pháp: - Anh nuốt bao nhiêu "cây"? - Dạ đâu có nuốt. - Tầm bậy, hãy
thành thật khai báo. Không thể thành thật khai báo được, máu bố láo dậy
lên trong đầu tôi, vẫn phải nói đỡ đòn: - Dạ đâu có nhiều thế để nuốt.
- Vậy thì cũng có nuốt chớ gì, mấy chỉ? Tôi liếc nhìn danh sách những
người khai báo trước tôi người nào cũng nuốt chỉ không hà, không ai
nuốt phân hết. Tôi phải tìm cho mình một con số tương đối: - Thưa, hai
chỉ. Người cán bộ chấp pháp đập bàn cái rầm: - "Náo", nhè anh mà nuốt
hai chỉ thôi sao, cách mạng không tin. Anh ta sắp sửa nổi giận. Tôi sợ,
miệng lắp bắp. Người cán bộ nổi cơn thịnh nộ, có thể tôi ăn ngay cái
bạt tai. Khi đó thằng láu cá đầu nậu đào vàng đứng bật dậy, chỉ mặt
tôi: - Thưa cán bộ, em có ý kiến, em tố cáo cái anh này không thành
thật khai báo. Sơ bộ em biết anh này nuốt tới năm chỉ chớ không phải
hai. Thằng khốn nạn ra mặt chơi đểu tôi rồi. Tôi toan cãi thì nó mồm
năm miệng mười: - Thưa cán bộ, em nhớ ra rồi, em có gởi anh ta ba chỉ
nhờ nuốt giùm, em chọn mặt gởi vàng chớ bộ, của ảnh hai chỉ, của em ba
chỉ có phải là năm chỉ không, em thành thật khai báo cách mạng khoan
hồng cho em. Nếu cách mạng tìm lại được cho em xin vài chỉ để em bồi
dưỡng sức khoẻ tốt còn lao động sản xuất đền tội ác với nhân dân. Người
cán bộ cấm gã láu cá không cho đôi co với tôi nữa. Ông ta gằn giọng: -
Vậy thì tôi ghi năm chỉ nhé. Tàn dư máu bố láo tăng cao độ trong đầu
tôi. Ném lao phải theo lao, tôi tố vượt chỉ tiêu: - Dạ, thưa cán bộ,
anh bạn trẻ nói đúng, tôi có nuốt giùm ảnh ba chỉ. Phần tôi không phải
hai chỉ mà bốn chỉ lận, vị chi là bảy chỉ mới đúng. Người cán bộ ghi
ngay bảy chỉ vào cạnh tên tôi: - ờ được, thành thật khai báo như vậy là
tốt, đáng được tuyên dương. Tôi trở về chỗ mặt vênh lên như kẻ có tiền
thật. Thằng láu cá nhếch nụ cười đểu với tôi: - Em bái phục, cho em
được tôn đàn anh là sư phụ. Đồng chí sư phụ. Xong công tác chúng tôi
được đưa về phòng giam. Thằng đểu lăn ngay ra sàn gãi háng xành xạch vê
ghét búng vung vít. Phía ngoài phòng giam, cán bộ xôn xao. Bà trưởng
trại họp ngay phiên khẩn cấp đột xuất cắt cử công tác: - Đồng chí kế
toán lấy máy tính ra cộng đàng hoàng coi. - Dạ, có tính rồi, trên ba
trăm chỉ. Tiếng bàn tán xôn xao, cuối cùng bà trưởng trại ra lệnh, rõ
là cấp chỉ huy lãnh đạo có nghiệp vụ cao: - Thôi hơn bù kém, kể cả
những kẻ không có sợ quá khai bậy. Tôi lấy chỉ tiêu trung bình là hai
trăm chỉ, vậy là mình đã thâu về được hai mươi lượng, cũng chẳng thiệt
thòi gì, có phải hy sinh cái ao cá này cũng được thôi. Đồng chi tài vụ
kế toán sửa soạn thu hoạch, các đồng chí khác làm tốt công tác đạt chỉ
tiêu lãnh đạo đề ra. Bây giờ mình bắt đẩu phương án hai. Đồng chí trực
ban khẩn trương tập trung tất cả tù hình sự ra ao cá. Lưới hết cá tra
mang vô nhà bếp làm thịt, mổ bụng, kiểm tra kỹ lưỡng. Gã láu cá giẫy
lên, cái miệng gã oang oác: - Xin báo cáo với anh em, thực đơn của
chúng ta hôm nay có thêm món cá tra kho gừng. Một chỉ vàng một miếng
cá, rẻ chán. Tôi có năm miếng. Gã quay sang tôi chọc quê: - Bác sĩ" có
bảy miếng cá! Tôi vặc ra một câu chửi tục tằn. Cái mặt thằng láu cá vẫn
cười cợt nhơn nhơn. Gã lại gãi xành xạch vê ghét búng lung tung, nặn
mụn nhọt, bóc vẩy ghẻ bôi lên tường. Tôi kết luận gã là thằng nghịch
ngợm pha thêm liều lượng mất dậy. Loại "trôi sông lạc chợ". Tôi bực
hắn, nhưng làm quái gì được, chỉ hậm hực xứng. Tù hình sự bị lùa hết ra
khỏi phòng giam, căn phòng trở nên rộng rãi. Tôi lăn ra ngủ một giấc
thoải thái. Tôi mơ thấy màu vàng, không biết có phải kim loại màu vàng
không? Thức dậy buổi trưa, được ăn bữa cơm cá tra kho, ai cũng khen
ngon, sau mười ngày vắng bóng thịt cá. Bọn tù hình sự ăn cơm ngay tại
hiện trường. Qua lỗ châu mai, tôi nhìn cái ao cá bị tát sạch, đám tù
đầu mình lấm lem như lươn ngụp lặn mò tìm. Tiếng cãi nhau, tố cáo nhau
chí choé. - Báo cáo cán bộ, em thấy thằng Hải cùi nuốt nguyên sợi dây
chuyền. - - Nói láo, nước ọc vào miệng, tao vuốt ngực chớ có nuốt gì
đâu. Đứa nào nói láo xe cán. Tao thấy thằng Minh thẹo nuốt nè. Cứ như
thế, lời tố cáo vang rân dây chuyền cả một khoảng ao. Cuối cùng, tôi
nghe tiếng bà trại trưởng dịu dàng: - Thôi được cứ năng nổ lao động rồi
về phòng, đưa cả mấy thằng làm bếp hôm nay vào phòng giam hết. Không
một đứa nào được phép ở ngoài phòng. Ngay buổi chiều hôm ấy, tù vượt
biên chúng tôi được lệnh bộ Nội Vụ di lý đi nơi khác. Tôi không biết
chuyện gì xảy ra sau đó ở trại tạm giam khủng khiếp này, ngoài điều
trông thấy bọn từ hình sự, kể cả tù phụ trách nhà bếp được uống thuốc
xổ do y tế trại cấp phát. Tất cả bị nhốt km trong phòng giam, bị buộc
phải uống thuốc xổ, liều lượng mạnh. Phía ngoài phòng có cán bộ võ
trang túc trực nghiêm túc kiểm tra qua song sắt. Mùi thối hoăng từ
phòng giam bốc ra. Lúc bị giải ra xe, thằng láu cá bị cùm dính với tôi
chung một còng, nói một câu bâng quơ: - Hay, hay thật, một cách tìm
vàng không giống ai. Sư phụ, đáng mặt sư phụ. Tôi chẳng biết thằng ba
trợn đó đang nói với tôi hay với ai. Khi chúng tôi được giải qua sân ra
ngoài xe ở cổng, tôi nghe tiếng chửi nhoi của đám tù hình sự bị nhốt.
Một gã tù già, trần truồng dái cú lòng thòng đeo song sắt chửi đặc
giọng Bắc Kỳ 1975: - Địt mẹ những thằng vượt biên, chúng mày làm khổ
ông, chúng nó không tìm thấy kim loại màu vàng, chúng nó mổ bụng ông
như mổ cá "cha " thì chúng mày chết mẹ với ông. Ông oán ông thù chúng
bay. Tiên nhân cha quân vượt biên khốn nạn. Tiếng chửi ray rứt theo mãi
chúng tôi lên xe. Thằng láu cá cười bò lăn, giống giằng cái còng số 8
làm cổ tay tôi đau nhói. Xe dập dình leo qua cầu cao đổ dốc vào thành
phố về Chí Hòa. Thằng láu cá vẫn cười nghiêng ngả. Tôi nhăn mặt. Tôi
không thể không có quyết định dứt khoát khi chấp nhận thuê cái chuồng
heo bốn thước vuông làm nhà ở, che mưa đụt nắng cho hai vợ chồng và cái
bào thai vợ đang mang. Dầu gì tôi cũng không thể lôi nàng lếch thếch,
lang thang đi khắp đầu đường xó chợ, gầm cầu, công viên. Tuy trời đất
mênh mông tha hồ màn trời chiếu đất, đâu cũng có thể là nhà. Nhưng căn
bản vẫn là một mái nhà, an cư mới lạc nghiệp. Nói chuyện ấy mà buồn
cười. Tôi còn nghiệp đâu mâ lập. Tôi vốn là nhà văn nhà báo hành nghề
thời chế độ cũ, nay đã hết thời, chẳng còn ai dùng đến nữa. Tôi tạm
thời gác bút, không nghĩ đến chuyện viết lách làm văn nghệ nữa. Tôi tìm
một nghề khác, đang trên đường tìm kiếm. Tôi trả tiền cò (hoa hồng) cho
mụ dắt mối nhà. Đúng ra bây giờ là một cái phòng, nguyên là một cái
chuồng heo đủ chỗ cho một con nái xề với một bầy con. Cái chuồng heo
trong một dấy chuồng heo, nay đã được ngăn phòng ra cho thuê. Tiền thuê
tính theo gạo, 15 kí gạo một tháng. Thôi cũng được. Nhà không có điện,
tất cả phải thắp đèn dầu, nước thì có giếng chung, ỉa đái có ao cá tra
gần đó, thoải mái đổ chất thải nuôi bầy cá đói. Vợ chồng tôi tự giấu
thân phận mình, tôi khai tên tuổi, trình độ văn hóa với chủ nhà, tôi
chỉ biết đọc biết viết, vợ tôi thì mù chữ. Có vậy mới mong hoà nhập
được với đám cư dân ở đây, nếu muốn kiếm miếng ăn. Chốn này là vương
quốc Ve Chai, buôn bán đồ phế liệu. Tân Phú, nơi mà trước đây linh mục
Đinh Xuân Hải trị vì như một lãnh chúa, chính quyền hồi đó cũng phải nể
vì. Tôi nhìn thấy tại nơi đây có hướng làm ăn tốt cho mình. Căn nhà tôi
thuê, nay gọi là nhà, không gọi là chuồng nữa. ở hương lộ 14, nhà ở sâu
trong ruộng. Trên cánh đồng hoang, trên nghĩa địa phơi đầy bao ni lông
phế liệu, được giặt phơi. Hầu hết cư dân nơi đây là bọn khố rách áo ôm
sống bằng nghề nhặt bao ni lông, sắt thép, vỏ đạn phế thải. Thu gom,
phân loại ra bán lại cho vựa ve chai. Vì cơm gạo, tôi gia nhập làng ve
chai học nghề. Tôi đường cùng rồi, không làm thì lấy gì mà ăn, trả tiền
nhà linh tinh đủ thứ, còn phải lo cho cái bào thai của vợ tôi đang
mang, mỗi ngày một lớn. Đến khi nào đó vợ chồng tôi có một hài nhi chào
đời. Thương con như con chó con mèo biết thương con. Dù đời sống nghiệt
ngã thế nào, tôi cũng phải giữ lấy huyết thống của mình. Tôi nghĩ thế.
Như một thách thức. Tôi trở nên hung dữ và dễ nổi giận, đã có lần nổi
giận vì có người nhân danh đạo đức loài người dám ra lời bắt vợ tôi
phải phá cái bào thai đi vì họ cho rằng đứa bé này ra đời là nghiệp
chướng. Tôi thây kệ cuộc đời này lâu rồi, nhưng không thây kệ giọt máu
của tôi. Người ta cho tôi là kẻ nghèo khổ hết thời, vô tích sự, lại
ngang chướng. Thây kệ họ, bố mẹ vẫn mong mỏi ngày con ra đời, dù trong
bão táp mưa sa, trong nghèo đói khốn khổ. Tôi thầm hứa vậy. Bà chủ nhà
đưa vợ chồng tôi vào phòng xem nhà. Bà đứng tuổi, vợ của một ông đại tá
đã về hưu. Năm 1954, ông tập kết ra miền Bắc, rồi vượt Trường Sơn trở
về Nam chiến đấu "chống Mỹ cứu nước". Bà vẫn ở lại miền Nam bí mật hỗ
trợ cuộc chiến đấu của chồng. Nay thì ông đã trở về, ông ở căn nhà
ngoài chợ với bà nhỏ. Bà lớn được quyền thừa hưởng trọn vẹn căn nhà
xưa, vườn và ao cá. Quyền lực ông to rộng nhưng đối với vợ lớn rất có
tình có nghĩa. Bà chủ nhà tôi lấy làm hài lòng về chồng. Chúng tôi xem
căn phòng bé tẻo teo, đại tá phu nhân nói: - Hai vợ chồng bay ở đây là
vừa gọn vừa xinh. Này tao nói nhé, vợ mày bầu bì đi thuê nhà rất khó,
mày biết chủ nhà nào cũng kiêng kị người thuê nhà có bầu. Nhưng nhà tao
có truyền thống cách mạng nên không kiêng kị gì hết, tiền nhà rẻ mạt,
chỉ mười lăm kí gạo một tháng, tính bằng tiền như thuế má của nhà nước
vẫn tính, chẳng ai thiệt thòi. Đúng đó, trước kia nhà này là dãy chuồng
heo, nhưng tao thấy nuôi heo không có lợi, tao bèn thôi nuôi để cho
thuê lấy phước. Này đừng cười tao, tao cho chúng mày thuê là làm phước,
tao còn lạ gì tụi bay, toàn là thứ trôi sông lạc chợ, lính ngụy, lưu
manh, không một mảnh giấy tùy thân, không hộ khẩu, mất quyền công dân,
đâu phải người chân chính lương thiện. Vậy mà tao dám chứa chấp, công
an phường mó đến tụi bay là không được với tao rồi. Ông ấy nhắc "máy"
lên một cái, lính công an "teo bu ri", xin được thả ngay tụi bay về
"nguyên quán". Ông là người có uy ở vùng này. Nói đến chú Bẩy ưng ai mà
không biết, trưởng công an phường, trưởng phường đội, ủy ban đều là
hàng con cháu ông hết. Bay cứ nói ở nhà Bảy ưng chẳng ai dám đụng đến
bay. Tụi bay do tao quản lý. Bà đại tá Bảy ưng nói một hơi. Trong hoàn
cảnh này tôi thấy bà nói có lý và đúng quá. Quả thật vợ chồng tôi đang
kẹt trong hoàn cảnh đúng như vậy. Bà là một bà tiên, ông Bảy ưng là một
ông Bụt ban cho thế nhân những điều ước. Điều ước nào cũng được đáp
ứng, hài lòng. Căn phòng tuy hơi nhỏ một chút, nhưng cũng đủ chỗ cho vợ
chồng tôi, ở góc nhà có kê một cái giường hai người nằm. Bà chủ nhà mau
mắn: - ấy cái giường này của con mẹ thục nhà trước, nó trốn đi không
trả tao một tháng tiền nhà nên bỏ lại đấy. Nếu vợ chồng bay có tiền trả
tao được hai ngàn rưởi thì lấy xài luôn. Còn không mẹ kia nó chuộc lại
tao chịu thôi. Hoặc tụi bay có giường thì cứ khiêng tới mà xài. Tôi lắc
đầu: - Dạ không, tất cả đồ đạc chúng tôi chỉ có trong hai cái giỏ xách
với mấy cái nồi niêu xoong chảo chở trên chiếc xe đạp kia. Bà chủ nhà
chặc lưỡi: - Vợ chồng bay quả là nghèo, đến cái giường cũng không có,
vợ mày bụng mang dạ chửa, bộ nằm đất sao? - Dạ, cũng có manh chiếu rách
lót miếng ni lông bên dưới nằm đỡ, dạ cũng có cái mùng... - à thôi vậy
cũng được, mà thôi tạm thời tao cho vợ chồng bay mượn đỡ cái giường
này, vay mượn được ai tiền thì trả tao sau. Tao kỳ hạn cho bay một
tuần. Chớ hôm nay tao biết bay cũng không có đủ tiền trả tao cái
giường. Thấy người nghèo khổ tao cứ rớt nước mắt, tao không đành lòng
đặng, tao có đạo đức cách mạng. Vợ chồng tôi cảm ơn bà Bảy, thiệt tình
tôi cũng không biết làm sao... - Được được đừng nói nhiều, chuyện làm
phước mà, này, mà tao cũng nói trước, mày trả tiền được sớm là cái
giường của mày, còn mẹ kia đến chuộc sớm thì ráng mà chịu nghe. - Dạ,
bà Bảy cứ yên tâm. Bà chủ nhà trở ra, vợ chồng tôi chuyển đồ từ xe đạp
vào nhà giải chiếc chiếu rách lên giường. Việc đầu tiên, vợ tôi ngả
lưng lên cái giường mượn tạm ấy: - Gớm ê cả người, anh chở em trên xe
đạp ấy đường xóc ơi là xóc. Tôi nhìn vợ hài lòng: - Thấy sao, cái
giường được không? Sao không được, mình nằm đất bao lâu rồi, bây giờ
nằm giường mà không được nữa sao. Tôi mỉm cười tự tin: - Mình sẽ có cái
giường này, anh có thể mượn được tiền để mua. Cái giường gỗ chắc chắn
như thế này chỉ có hai ngàn rưởi thì cũng không mắc mỏ gì. - Anh chỉ
được cái lúc nào cũng lạc quan. - Không lạc quan sống sao được, em nhớ
mình sẽ còn có con. Suốt một buổi chiều tôi sắp đặt nhà cửa, một cái
bếp nho nhỏ, chén đũa nồi niêu xoong chảo tôi nhặt ván vụn ở quanh nhà
kê gạch lên cũng xếp được gọn ghẽ. Nhà cũng có chỗ lui ra lui vào. Tôi
càng trở nên lạc quan về căn nhà mới của mình, như thuở nào cách đây
hai mươi năm, tôi có một căn nhà do tôi làm chủ. Buổi chiều đầu tiên
tôi nằm lăn lộn trên sàn gạch bông mát mẻ. Nỗi vui mừng ấy không chỉ có
trong đầu mà còn thấm cả vào da thịt. Căn nhà đó nay vẫn còn, nhưng tôi
không được ở nữa, vì nếu tôi ở là phạm pháp, tôi cư ngụ bất hợp pháp
trên căn nhà tôi làm chủ. Đơn giản là tôi không được cấp hộ khẩu trên
căn nhà ấy. Tôi vẫn chưa có quyền công dân, mà chẳng biết bao giờ mới
có. Tôi kéo theo người vợ trẻ sống bơ vơ giữa chợ đời. Hai vợ chồng tôi
sống như con sâu cái kiến. Phần thua thiệt nhiều nhất vẫn nghiêng về
phía vợ tôi. Nếu nàng không theo tôi, một kẻ hết thời, trở nên bần cùng
khố rách áo ôm thì đâu đến nỗi này.Với độ tuổi trung niên mà sức lực
đang trên đà tàn tạ sau những năm dài học tập cải tạo, lao động kiếm
ăn, liệu tôi có bảo vệ được nàng không. Nàng mang trong bụng cái bào
thai, huyết thống của tôi. Tôi sẽ phải làm việc, lao động cật lực, bỏ
ngoài tai ngoài mắt mọi lời đàm tiếu, tiếng thị phi. Tôi có thêm sức
mạnh. Ngày mai tôi gia nhập nghề ve chai, lượm lặt bao ni lông, tôi
lang thang trên những bãi rác, để đố phế thải được tái sinh, dù chất
lượng có kém đi nhưng vẫn còn xài được. Tôi loanh quanh trong căn nhà
nhỏ và nghĩ đến đứa con sẽ chào đời, nơi ăn nằm của nó, giấc ngủ yên
trong tiếng ru hời của mẹ. Tôi phải lo cho bầu sữa được căng, con tôi
không bị khát sữa mẹ nó. Tôi lãng mạn rồi, lãng mạn này đưa đến lãng
mạn khác. Tôi nhìn lên trần nhà chuồng heo có cái xà ngang khá vững
chãi. Tôi nói với vợ: - Anh sẽ treo lên cái xà ngang này một cái thúng,
lót vải rách và che miếng vải mùng để làm cái võng cho con, vừa tầm tay
em đưa, ru con ngủ. Vợ tôi cười lộ chiếc răng khểnh: - Ông này chỉ lãng
mạn, sao không tính đến một cái nôi hay cái võng mà lại là cái thúng. -
Đây không phải sáng kiến của anh, anh vay mượn của đồng bào thổ mán ở
miền thượng du Bắc Việt hồi anh còn nhỏ tản cư lên đó. Em công nhận
không, sáng kiến ấy hay đáo để, đứa bé nằm trong cái thúng, đi đâu, làm
gì cũng mang theo được, cứ treo lên cây vừa làm việc vừa trông chừng
nó, lớn hơn nữa thì thả nó lê la, chạy chơi quanh quanh. Anh đi một
ngày đàng, học một sàng khôn. Vợ tôi cười rũ: - Thôi ông ơi, ông đừng
mơ mộng nữa, tôi nghe thảm quá rồi. Tôi cho vợ tôi trẻ người non dạ nên
không nghĩ xa chứ tôi có mơ mộng bao giờ, tôi hơn nàng ở chỗ biết nhìn
xa hơn lỗ mũi mình. Tôi trở nên kiêu ngạo một mình, cho mình là người
chồng vững tay chèo, biết lèo lái con thuyền gia đình con con. Việc
người ta liệu cơm gắp mắm. Tôi sẽ có tất cả, sẽ... Vợ tôi đưa tôi về
thực tế. - Này anh, nhà mình sắp hết gạo rồi đó, chỉ ăn được bữa chiều
nay, sáng mai nữa thôi, còn tiền mua mắm muối... Tôi đang hưng phấn,
nói với vợ: - Thôi chiều nay mình không ăn cơm nhà, mình ra chợ ăn hủ
tíu, em gầy lắm, nên bồi dưỡng tí nước xương thịt để lấy chất bổ nuôi
con. Mọi chuyện để mai tính. Chúng tôi ra khỏi nhà, không cần khóa cửa,
thời buổi thanh bình chẳng còn sợ trộm cắp. Vả lại, tôi còn cái đếch gì
mà mất nữa. Ra khỏi cửa, tôi gặp vợ chồng con cái người hàng xóm, cũng
thuê chuồng heo ở như vợ chồng tôi. Anh chồng, chị vợ đang thui một con
gì đó nho nhỏ trên bếp lưa. Anh chồng cười mời tôi: - ở lại nhậu với
tôi, thịt con linh miêu này ngon đáo để. Mình trước lạ sau quen, lại là
hàng xóm... Tôi đành xin lỗi vì phải đi có công chuyện. Anh chồng vui
vẻ: - Thôi vậy sáng mai đi quán bà "Ba Đít Láng" uống cà phê với tôi. ở
đây thiếu gì công chuyện mần ăn. Nơi đất lành chim đậu mà. Tôi đạp xe
chở vợ tôi ra chợ Tân Phú, vợ tôi nói: - Buổi trưa ra ngoài giếng, em
thấy anh này mới đập chết một con mèo của nhà ai đó. Có lẽ anh ta nói
linh miêu là con đang bị nướng đó. Sau này thì tôi biết từ chó, mèo,
chuột chù, chuột cống, gà vịt, cá tra dưới ao thấy bóng anh ta đều lặn
sâu lánh xa. Một tay săn lùng miếng ăn nguy hiểm. Cả vợ lẫn chồng đều
là loại lưu manh chuyên nghiệp. Cái gì cũng có thể làm được, miễn là có
tiền có ăn. Anh ta nói đó là bản năng sinh tồn. Buồn cười thật, tôi
chót giấu thân phận mình là một kẻ dốt nát nên chẳng có lời nào phản
bác. Tôi chán cho đời, nhắp chén rượu khan, mặc kệ mẹ đời. Tôi hùng hục
đi làm như con trâu. Đời sống lưu manh của những kẻ phạm pháp đường
cùng vây chặt lấy đời sống nhỏ bé của tôi. Tôi có bị ảnh hưởng hay
không thì hạ hồi phân giải. Tôi đang sững trong vũng bùn, nơi gió tanh
mưa máu. Đồng tiền kiếm lương thiện quả có khó khăn. Cái bao tử đương
nhiên thiếu thứ để bóp nặn, xay nghiền. Cái bụng vợ tôi không to được,
có lẽ bào thai cũng èo một lắm. Có được chất bổ béo nào đâu để nuôi
lớn. Những cái đạp nghịch ngợm của bé cũng yếu ớt, không như con người
ta. Tôi lo lắng không biết là chính đáng hay vẩn vơ do đời sống thường
xuyên thiếu thốn xúc tác vào đầu. Những tiếng chửi thề, văng tục nổ
giòn rôm rộp về miếng ăn miếng uống của vợ chồng hàng xóm và những
người quanh vùng, quả tôi khó mà hoà đồng hòa nhập được với họ. Nhưng
vẫn cứ phải sống chung, và cố giữ hòa khí. Tôi vẫn coi đời sống này là
tạm mà. Ngày hôm sau tôi lên Sài Gòn, tìm đến người bạn xưa. Anh Nhã.
Tôi với anh là bạn từ lứa tuổi choai choai kéo dài cả mấy chục năm
trời. Tôi tin anh là người thân duy nhất, vì tôi không đối xử xấu với
bạn bao giờ. Chẳng những chúng tôi thân nhau mà hai bên gia đình cũng
thân nhau. Sau này khi tôi khổ, tôi không mặc cảm vẫn lui tới anh và
gia đình anh bên ấy. Ngược lại, anh cũng lui tới với tôi. Đời sống gia
đình anh Nhã khá hơn tôi nhiều. Không có những ngày đói rã họng như
tôi. Đời sống anh bình bình, không sóng gió khi có cuộc đổi đời. Tuy
không làm gì, nhưng anh có "ngoại viện", những thùng đồ từ ngoại quốc
của người thân gửi về anh tương đối đều đặn. Vợ anh cũng buôn bán nhì
nhằng. Nhưng chị ở bên nhà mẹ đẻ nên anh rảnh rang chỉ phải lo săn sóc
đứa con gái, để cháu tiện đi học. Khi buồn anh tới bạn bè, trong đó có
tôi, uống chén trà, ly rượu cho đỡ sầu đời. Thường thì anh là người chủ
chi. Tôi đến anh Nhã khi anh vừa ngủ dậy. Tôi nói vợ chồng tôi mới dọn
nhà. Anh nói "thế à" rồi tiếp: "Tôi đi với bạn, xem vợ chồng bạn sống
ra sao. Anh Nhã chắt ra từ trong hũ một chai rượu thuốc ngâm mang theo.
Anh mua thêm ít đồ mồi. Anh vẫn giữ phong độ của một tay chơi thuở nào.
Anh có vẻ ngậm ngùi khi thấy đời sống quá cực khổ của vợ chồng tôi.
Cụng ly với tôi, anh nói một câu chữ: - Gặp thời thế thế thời phải
thế... Ráng chịu đựng đi. Tôi vào thực tế, nói đến cái giường: - Vợ
chồng tôi cần một cái giường, nhà tôi còn sinh nở, có cháu bé... - Thì
cái giường này cũng được rồi, cần gì mới me. - Giường này của người ta
cho mượn, có hạn định chỉ trong bảy ngày, nếu không mua kể như không
có, lại nằm đất. Nằm đất thì tội vợ tôi quá. Tôi mượn bạn hai ngàn rưởi
thôi để mua lại cái giường này. Anh Nhã cười: - ồ được thôi nhưng hiện
giờ tôi không mang theo tiền, để lúc khác vậy. Thôi ăn nhậu đi. Tôi cố
với vát: - Bạn giúp tôi, cố có trước hạn định. - Chuyện nhỏ. Tôi tin
tưởng bạn. Tôi có một buổi chiều thoải mái. Anh bạn hàng xóm cũng sang
góp vui, anh ta ăn nhậu một cách tục tằn, ba hoa và chửi thề luôn
miệng. Anh ta nói đến thời vàng son đã qua của anh. Những ngày học tập
cải tạo. Những tên trại anh đã đi qua, anh thuộc hàng "sĩ quan chế độ
cũ, về những tên trại cải tạo anh ta nói sai bét, toàn là trại giam
cưỡng bức lao động cho loại tội phạm hình sự, lưu manh. Rồi đây anh và
gia đình anh phải được hưởng qui chế đặc biệt, vì anh là "lính đánh
thuê cho Mỹ". Tôi muốn nổi nóng, nhưng dằn lại được và cả anh bạn tôi
cũng dằn nóng. Vì tôi đã dặn bạn giấu thân phận mình ở chốn này. Một
thằng lưu manh láo khoét, hoàn toàn láo lếu lại đa ngôn. Một loại người
càng nói càng sai, nhưng cứ nói, vì với hắn "mục hạ vô nhân". Đến sẩm
tối, anh bạn tôi đậy nút chai rượu lại, coi như ngưng bữa nhậu. Anh
hàng xóm vẫn chưa đã: - Này, đi đâu thế, mình chưa hết chuyện mà, thời
của mình. - Xin lỗi, thời của anh chứ không phải thời của chúng tôi. -
Vậy thì để lại rượu đi - Không được, giọt rượu là giọt máu, đương nhiên
là tôi phải mang đi, tôi và bạn tôi có chuyện riêng cần nói. Anh hàng
xóm nát rượu trơ trẽn: - Tôi bị gạt ra ngoài? Đúng thế, tôi nói là
chúng tôi có chuyện riêng mà. Ra khỏi nhà, anh Nhã nói với tôi: - Tôi
muốn nổi nóng rồi, vì bạn mà tôi nhịn. - Đúng vậy tôi đã phải và đang
sống chung chạ với những loại người ấy, đó là điều khổ tâm cho tôi. Tôi
thông cảm bạn. Hàng ngày tôi đi làm. Công việc tôi không phải nhặt bao
ni lông mà xé bao thuê, đem giặt sạch rồi phơi khô, phân loại. Mùi hôi
thối đựng trong bao ni lông khiến người xé bọc muốn nôn oẹ tại chỗ
nhưng vẫn phải chịu đựng. Vợ tôi, không giúp gì được trong cái thứ nghề
quái gở này. Nàng có thể ói ra mật xanh, mật vàng, nàng đang có thai.
Không thể để nàng kéo dài tình trạng ốm nghén bất đắc dí. Bà chủ vựa ve
chai của tôi còn rất trẻ, son phấn loè loẹt vàng đeo đỏ người. Bà mới
giàu và cũng mới cưới chồng, một tay chơi nửa đời nửa đoạn nào đó nói
giọng Bắc kỳ cố sửa giọng nhưng vẫn ngọng, khi nổi giận đến mất khôn.
Anh ta đủ cái hách dịch để điều khiển bọn người làm thuê như tôi, mà
anh gọi là "công nhân viên". Vợ anh là "giám đốc", anh là "phó giám đốc
điều hành". Cái xe Honda đời cũ của anh mua lại tân trang sáng loáng
một cách hợm hĩnh chạy vòng vòng trên bãi phơi bao, sân ngồi xé bao và
nhà giặt bao, mùi át xít trong xà bông bột của các hãng xà bông tổ hợp
xông lên chóng mặt. Chị vợ ngồi thu gom mua phế liệu rành rọt đến độ
không một bạn hàng nào qua mặt được. Tiếng chị ta choe choé suốt ngày:
- Này, mang đi vựa khác mà bán nghe, vựa này không mua đâu. - Sao vậy,
bao ni lông mà, cân lên rồi trả tiền như mọi khi... - Mọi khi thì mua
được, nhưng lần này thì không mua. Tôi mua của người khác chớ không mua
của chú. Tại sao? - Muốn biết hả, thông Tư đâu, mày xổ tung bao ni lông
đó ra, nếu không có độn đá thì tao cùi... Quả nhiên trong bao ni lông
ấy có tới bốn hòn đá xanh, cân nặng đến hơn ba kí lô. Miệng bà giám đốc
vựa ve chai Thành Công quang quác: - Rõ chưa nào, thôi mang đi vựa
khác, nhớ nhặt lại mấy hòn đá bỏ vào bao, nhà anh đừng hòng qua mặt con
này. Con này có thừa kinh nghiệm. Anh bán bao ni lông đành năn nỉ bán
giá hạ để lấy tiền mua gạo sống qua ngày. Một bạn đồng nghiệp xé bao ni
lông cạnh tôi nói: - Đừng hòng qua mặt con Ngọc Tũn này, nó chuyên nghề
nhặt bao ai lông từ hồi sáu tuổi. Bây giờ thì nó giầu lên làm chủ. Sang
rồi nó đổi tên từ Ngọc Tũn thành Ngọc Tuyết.. - Tôi muốn hỏi về cái tên
trong hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân kia. - Đúng, tên trong hộ khẩu
và chứng minh thư nhân dân bây giờ là Nguyễn Thanh Ngọc Tuyết. Có tiền
là xong hết. - à, thì ra chị muốn bỏ luôn chữ Thị quê mùa, thay vào đó
chữ Thanh cho sang, xứng đáng với cuộc đổi đời, với địa vị sang cả của
chị. Tôi vẫn còn thắc mắc tại sao từ một con bé nghèo đói bẩn thỉu lại
trở thành bà chủ giàu có như vậy. Sự thắc mắc ấy được giải tỏa ngay. Cô
bé gập may, một lần ngồi xé bọc ni lông thuê cho người ta, chị thấy một
bao ni lông đầy những khoeo vàng. Chị thủ chị giấu và trở nên giàu có,
nhất nghệ tinh nhất thân vinh, chị theo nghề truyền thống. A ra vậy,
hèn chi khâu xé bọc ni lông, người ta xé rất kỹ. Ai cũng mang một hoài
vọng, hy vọng mà người ta không chê là hão huyền. Biết đâu lại không có
một bà già lẩm cẩm nào đó gói vàng vào bọc ni lông giấu con chấu rồi
quên, liệng đi. Mùi hôi thối từ những bao phế liệu xông lên nồng nặc,
những con chó đứng vây quanh đang muốn chôm vồ một cái bao nào đó tha
chạy. Một con cún đã vồ được một bao, cong đuôi té chạy. Tiếng người la
lối: - Bắt nó, bao ni lông lụa... Lụa là tên gọi thứ bao ni lông có màu
trắng tinh mềm nhuyễn, loại Một. Anh phó giám đốc điều hành gầm lên: -
Bắt ló đập chết ngôn, à thằng lào đập được tao cho nuôn xác ló, nhớ để
cho tao miếng chả chìa...ờ thằng Lam hả, tao cho mày nàm nính bảo vệ,
chiến đấu với mấy con chó. Tiếng con chó kêu đến "đắng" một cái, nhả
cái bao ni lông đựng phân, dấy lên tê tê... Kẻ đập được con chó chính
là thằng Nam, người lùng săn trộm, hàng xóm nhà tôi. Phân vãi tung toé,
thối hoăng, còn cái bao ni lông được lấy lại. Anh phó giám đốc điều
hành cố vẻ hài lòng: - Nàm thế nà đúng, không để thất thoát nguyên vật
niệu của cơ sở. Phải giết chết, phải ăn thịt những con chó tham nhũng.
Những cục phân té đổ vung vãi được đám chó ăn cướp dọn đến loáng là
xong. Một anh ngứa miệng nói không ngãi trước nghĩ sau với đám chó đang
tranh ăn: - ồ lẹ lên tụi bay, ông phó giám đốc biết lại mệt bây giờ.
Anh phó giám đốc ngồi ghếch chân lên chiếc xe Honda tân trang. Nhậy
cảm, ra họng liền: - Ê thằng kia, nói gì vậy? Tao mà đi ăn tranh cứt
với chó à? - Tôi có nói gì đâu, tại anh nghĩ như thế. - Tao cho mày
nghỉ việc. - Làm thì làm, mà nghỉ thì nghỉ, trả tiền thuê cho tôi đi -
Mày muốn vậy hả, dễ thôi. Mày đừng tưởng mày nà công nhân viên, mày nà
cu ni, tất cả đều nà cu ni, thứ không có biên chế. Đừng lói chuyện nuật
pháp với tao, tao nà luật mà luật nà tao. Truyền đời cho chúng bay
biết, ông đi từ bắc chí lam đã từng nàm ông nớn. Thằng lào, con lào
không muốn nàm lữa thì nghỉ. Không có luật nao động bồi thường cho bất
cứ đứa lào. Có nàm thì có ăn. Không kỷ luật thép với chúng mày thì
không xong. Tôi biết tôi đang sống ở đâu, đang làm gì, tôi câm họng
suốt một con giáp, mười hai năm trời. Tôi vầy vò những chiếc bọc ni
lông thuộc loại hàng "hắc quẩy. Tôi thuộc tên hàng như cháo, như những
tay chuyên nghiệp. Những bao ni lông phế liệu được tái sinh và tôi cũng
được xào nấu tái sinh nhiều lần. Tôi về đến nhà người mệt nhoài, buổi
chợ chiều muộn mằn, đồ ăn mua được đều là thứ ế ẩm, mà cũng chẳng có gì
giá trị vì số tiền tôi kiếm được trong suốt một ngày làm việc cật lực
chẳng đáng là bao, gạo cho hai người ăn, đồ ăn thì khiêm nhượng miễn là
mặn miệng để nuốt trôi cơm. Tôi muốn làm thêm "ca" đêm, là đi giặt bao
ni lông thuê, nhưng vợ tôi cản: - Thôi anh, hồi này anh yếu lắm rồi,
anh lại húng hắng ho, coi chừng anh nhiễm ho lao, đám phế liệu bẩn thỉu
như thế anh hít ngửi cả ngày... Có được hai bữa cơm là quí rồi, buổi
sáng anh cũng có được ly cà phê, nắm xôi, điếu thuốc. Mình sống qua
ngày chớ có làm giàu làm có gì đâu. - Mình còn phải lo cái giường, em
cũng cần tí thịt cá bồi dưỡng cho cái thai. - Biết rồi, không can gì
đâu, hồi này em ăn được, đồ ăn chẳng có gì mà em ăn tới gần ba chén cơm
đấy. Còn tiền mua cái giường anh Nhã đã hứa cho mượn. - Mượn thì cũng
phải trả, dù là bạn bè... Đang nói đến bạn thì anh Nhã đến. Tôi cười
nói: - Bạn linh thế, tôi biết bạn đến đúng hẹn mà. Anh Nhã cười, ngồi
ghé xuống một góc đầu giường, đặt xị rượu xuống, rượu trắng và một cái
ly con con, chúng tôi thường uống "xây tua ", nghĩa là người này uống
cạn giao ly cho người kia xoay vòng. Cuộc uống "xây tua" đều đặn thì
phần mỗi người là tám ly con đủ sừng sừng, không hẳn say mà cũng không
đủ tỉnh táo. Nhưng cũng dễ quên buồn. Nhã róc rượu anh mời tôi uống
trước: - Rượu đế nếp Bà Bóng Gò Đen đấy, nước nhất nhé. Uống say êm
lắm, không nhức đầu, tôi đặt nó từ Gò Đen Long An đó, hôm nay nó mới
mang lên. Một can hai mươi lít, quí lắm nên tôi phải lấy luôn để dành
uống. Xị này tôi mang tới cho bạn uống, tôi chỉ nhâm nhi chút chút với
bạn cho vui thôi, ồ quên mất rồi, tôi không mang theo tí đồ mồi nào. -
Có đấy, tôi còn mấy miếng thịt Tam Tạng. - Thịt Tam Tạng? Tôi mang ra
món tàu hủ kho tương, hai đôi đũa, giải thích: - Tôi gọi món tàu hủ kho
này là thịt Tam Tạng cho sang. Vì thịt cá dị ứng với khẩu vị vợ chồng
tôi từ lâu rồi. Hai vợ chồng tôi lại có bệnh viêm màng túi, nên phải
kiêng kỵ kỹ lưỡng, nhiều hôm chúng tôi hạt muối cắn đôi, phòng bệnh hơn
chữa bệnh. Thầy thuốc dặn thế. Tôi uống rượu và lòng cảm thấy hưng
phấn, vợ chồng tôi sẽ có một cái giường. Có thể sau xị rượu này tôi sẽ
hùng dũng lên đập cửa má Bảy đang ở nhà trên trả tiền. Cái giường thuộc
về tôi, tôi thuộc về cái giường, cái giường sẽ là thành viên thân thiết
của gia đình tôi. Nó sẽ là một đồ vật yêu quí như con chó, con mèo
trong một gia đình. Ngược lại, tôi phải săn sóc nó, khi nó long đinh
tôi đóng lại, nước véc ni tróc nham nhở tôi sẽ mua hộp sơn sơn lại cho
sáng sủa. Lúc tôi đang hứng khởi như vậy, đang mơ mộng như bản chất tôi
thì anh bạn bèn "pạc xơ cờ..." Lý do anh chưa cho tôi mượn được số tiền
tôi yêu cầu để mua lại cái giường. Một thoáng sững sờ, nhưng rồi tôi
giữ được bình tĩnh ngay nghe anh nói: - Đến hẹn rồi mà đồ ngoại quốc
của tôi chưa về tới. Thế có kẹt không chứ, hôm nay còn mấy ngàn, cái
thằng bán rượu Gò Đen lại mang lên, tôi trả hết cho nó rồi. Đúng cái
rượu bạn vừa uống đó, ngon như thế mà mình không mua thì uổng. Tôi hứa
với bạn tôi nhớ chứ, hay là bạn xoay tạm ở đâu, rồi tôi sẽ đưa bạn sau
vậy Tôi hỏi bà già thì không tiện, vì mẹ con tôi mới có chuyện xích
mích, mà hỏi bà xã tôi lại không tiện nữa vì vốn buôn bán của bả. Bạn
biết bản thân tôi có làm gì ra tiền đâu. Này, bạn có thể nói với bà chủ
nhà thư thả được không? Tôi đặt ly rượu xuống: - Chắc chắn là không
rồi, tôi cũng chẳng xoay được ở đâu hết. Tôi chỉ biết xoay đằng trước
ra đằng sau thôi. Nhưng thôi, bạn đừng quan tâm đến chuyện đó nữa. Đối
với tôi là chuyện lớn nhưng đã là chuyện nhỏ rồi. Trước đây chúng tôi
từng nằm đất, đừng vì chuyện ấy mà sứt mẻ tình bạn. Tôi vốn là kẻ nông
nổi, không ngờ tôi lại ăn nói bình tĩnh như thế. Nhìn vợ, tôi thấy nàng
cũng rất bình tĩnh. Nàng đã rửa xong mớ bát đĩa, đang xếp vào rổ trên
cái kệ dã chiến do tôi đóng. Xị rượu ngon tôi không uống hết, đậy nút
lại đưa bạn tôi mang về. Tôi tự đo lường được thân phận mình. Tôi tiễn
bạn ra về, hình như trời đang về khuya. Chốn ngoại thành này vắng vẻ.
Hương lộ 14 ai đóng lên ở ngã ba đường cái tên mới đường âu Cơ, tổ tiên
dân tộc tôi, tôi nhìn mờ mờ thấy dưới ánh điện vàng. Tôi trở về ngôi
nhà chuồng heo. Vợ tôi đã lên giường nằm, mùng đã buông, cái mùng vá
chằng vá đụp màu cháo lòng. Tôi cài cửa tắt đèn, chui vào mùng. Bóng
tối âm u, ngoài mùng muỗi reo vo vo, ngoài trời gió nổi. Có một con cá
tra nào đó quậy trong ao. Mái tôn hở, tôi nhìn thấy một ngôi sao đơn
độc trong trời đêm. Thốt nhiên thở dài. Vợ tôi nắm tay tôi: - Đừng buồn
anh, em chịu đựng được mà. Người ta nắm kẻ có tóc chứ ai nắm kẻ trọc
đầu. - Đừng nói thế thêm mích lòng. Tôi đặt tay lên cái bụng lúp xúp
của vợ. Bé đang cựa quậy, nhưng sao yếu quá. Tôi im lặng trong đêm.
Ngôi sao ở khe hở mái tôn hồi nãy đã di chuyển theo vòng quay trái đất.
Tôi không nhìn thấy nữa. Con dế mèn ngoài đầu hè cất tiếng gáy hoà nhập
với nhiều âm thanh côn trùng khác. Cái giường ngày mai hết hạn cho
mượn. Lồng ngực tôi nặng nề, tôi bật lên tiếng ho. Sáng sớm tinh mơ tôi
đã mò ra quán cà phê bà Ba Đít Láng ở chợ Tân Phú. Quán cà phê bình dân
không trưng bảng hiệu mà lại mang cái tên tục tĩu như thế Nhất định là
cái tên của bọn giang hồ, quân khố rách áo ôm đặt cho, nhưng nguyên do
tôi vẫn chẳng rõ vì sao. Quán đông khách như được quỉ thần phù hộ trong
khi cà phê bắp rang, pha túi dở òm. Tôi mua một cái dầu cháo quẩy vừa
uống cà phê vừa nhai. Đúng ra chẳng ngon lành no nê gì mà chỉ đỡ buồn
miệng, có cảm tưởng mình có lương thực, đang nhai nuốt nó. Như kẻ sắp
chết đói nhai cỏ, rễ cây, đánh lừa cái dạ dày khốn khổ của mình. Tôi
thắc mắc về tên quán cà phê, nhưng rồi cũng biết. Chẳng phải hỏi ai, cứ
nghe khách giang hồ nói chuyện với nhau rồi khắc biết thôi. Bà chủ quán
góa chồng, sống với hai cô con gái đã đỡ đần được mẹ. Bà tuy hơi đứng
tuổi nhưng vẫn còn nét mặn mà, là niềm mơ ước của nhiều tay chơi tỉnh
lẻ, những mong làm nên chuyện "rổ rá cạp lại". Nhưng lâu rồi, niềm mơ
ước ấy vẫn chưa được đáp ứng dù lời ong bướm dập dình quanh người thiếu
phụ tuổi đời đang ở độ "ngon lành". Thể hình tròn trịa, nụ cười tươi
hết cỡ như đóa hoa mãn khai lấn lướt cả hai đóa hoa hàm tiếu của hai
đứa con gái. Bà Ba không xe xua trưng diện, tứ thời cái áo bà ba cổ
tròn màu xanh, màu tím, màu mỡ gà hoặc màu trắng thắt eo hông ôm lấy
cái quần đen vải Mỹ A láng bóng, tròn vo, mượt mà khiến nhiều tay hảo
ngọt vùng Tân Phú phải hít hà thèm muốn. Một tay chơi hết thời, nửa đời
lỡ, giờ làm nghề nhặt bọc ni lông thấy chịu không đặng, nhân buổi uống
cà phê sáng, do bạn bè thách thức và cũng muốn bày tỏ tình cảm bằng
thái độ bạo dạn, anh ta xoạng bậy "cái chảo" láng mướt của bà. Bà chửi,
suýt đánh. Công an bèn túm lên phường bắt làm kiểm điểm rồi đưa đi giáo
dục qua lao động hết ba tháng trời. Tên quán cà phê bà Ba Đít Láng có
từ đó. Quán ngày một phát triển, đông khách, bà Ba Đít Láng không có
tình thì cũng có nghĩa. Bà có một dịp lên thăm người khách hàng bị đi
học tập vì bà, đồ tiếp tế hậu hĩnh, không quên một bình cà phê biếu
bạn. Như một lời hứa hẹn, nhờ anh ấy mới có tên quán mà ai cũng biết,
đông khách. Cuộc tình, nếu có thể gọi như thế, dừng lại ở đó hay đi đến
đâu tôi không biết. Nhưng người khách hàng "tội lỗi" xưa cũng có trở
lại và được uống cà phê miễn phí. Lại được bà Ba Đít Láng sai vặt, còn
hai cô con gái thì lườm nguýt, dầu mỏ ra chửi: - Chú tưởng đã làm được
dượng tôi mà lên mặt. Uống cà phê thí mà còn đòi cà phê sữa, coi có
được không? Bà Ba Đít Láng khóa cửa động đào hay mở có Trời biết. Tất
cả đều bù trật trong cái ồn ào của buổi sáng quán cà phê bình dân đông
khách. Tôi cặm cụi lao động xé bọc ni lông cho tổ hợp phế liệu Thành
Công của Thị Ngọc Tũn hy vọng vay mượn được tiền, trừ lương mỗi ngày có
tính lời để mua lại cái giường. âu đó cũng là niềm vui, tặng phẩm sinh
nhật cho vợ. Tôi chưa vô tích sự. Hai ngày nữa thôi, tôi sẽ cầm được số
tiền "lớn " ấy, khi bà chủ đã đủ tin cậy ở tôi. Cái giường sẽ thuộc về
gia đình tôi. Tôi hưng phấn, tay nghề mỗi lúc một cao, xé đến loáng đã
được cả kí bọc ni lông, bất kể dơ bẩn. Thây kệ những cơn ho rũ rượi làm
mềm cả thân xác. Phiên chợ chiều muộn màng, chợ chẳng còn gì, không lẽ
bắt vợ ăn hoài cái món thịt Tam Tạng, nàng sẽ lả người đi mất, và cái
bào thai, con tôi sẽ yếu không giẫy đạp nữa thì khốn, nó bị suy dinh
dưỡng khi còn nằm trong bụng mẹ. Tôi vào quán cơm bình dân mua ít thịt
kho, cái trứng vịt kho và chén canh khổ qua nhồi thịt. Tất cả được đựng
vào bao ni lông mà nhà hàng cho là bao sạch. Tôi chấp nhận, lom khom
xách đồ ăn về cho vợ trong niềm hạnh phúc tràn trề. Canh khổ qua mát,
miếng thịt, rừng kho nước dừa khiến gia đình tôi ngon miệng, con tôi
tha hồ giẫy đạp trong bụng mẹ nó. Không biết phải gọi là hồi sinh hay
tái sinh cho đúng. Thây kệ sao cũng được ăn mừng cái giường, cũ người
mà mới ta. Tôi bước chân vào nhà trong niềm hưng phấn, nhưng buồn ngay
khi thấy nàng, vợ tôi ngồi bệt dưới đất. Nàng ngồi trên tấm chiếu rách.
Tôi kêu lên: - Sao lại thế này? - Người thuê nhà cũ đã đến chuộc lại
cái giường mất rồi. - Kỳ vậy, anh đã khất với bà Bảy... Vợ tôi thở dài
đến thượt một cái: - Ai biết được, đồng tiền đi trước là đồng tiền
khôn. - Để anh lên nói chuyện với bà Bảy. - Kệ anh, nhưng em biết chẳng
ăn thua gì đâu. Anh nói gì thì cứ nói, coi chừng bị bứng ra khỏi nhà,
mình sẽ mất an toàn. Có người đến đòi thuê căn nhà này giá cao hơn đấy.
Lại có đặt cọc, mình ganh nổi với họ không? Anh liệu lời mà nói. Mẹ
kiếp, lại còn thế nữa. Nhưng tôi vẫn nói để vợ an lòng: - Anh biết, anh
tin ở cách ăn nói của mình. Đại tá Bảy ưng chẳng từng khen anh là người
ăn nói có văn hóa đó sao. Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Vợ tôi
đang buồn cũng phải bật phì cười, cái răng khểnh mới duyên làm sao, hớp
hồn tôi: - Anh chỉ được cái vậy, ai bơm vào cho cứ tưởng thật. Thôi em
sửa soạn cơm, a hôm nay cơm có thịt, có canh, có trứng. Sao mà sang quá
vậy? Lẹ lên rồi về ăn nghe. Tôi lên gặp bà Bảy. Bà đang ngồi xỉa trầu
thuốc dưới ánh đèn điện từ cái bóng máng trên bình "ắc quy. Thấy tôi,
bà hỏi ngay: - Mày lên tao về vụ cái giường, phải không? - Dạ đúng vậy,
má Bảy đã hứa... Bà Bảy nhổ một miếng cất trầu vào cái lon sữa bò: -
Tao đã gia hạn cho mày, người ta đến chuộc, tao làm sao được. - Hai
ngày nữa tôi đủ tiền mà. Bà Bảy nhìn nhanh tôi: - Tao biết, nhưng không
làm sao được, người thuê nhà cũ cũng nghèo như mày vậy. Tao không đành,
giúp đứa này bỏ đứa kia. Cứ công bình mà làm. Tao là người có đạo đức
cách mạng. Bà Bảy nhìn lên bức chân dung vẽ truyền thần của chồng là
đại tá Bảy ưng, đủ cả cân đai mũ mãng. Bà vững lòng tin truyền sang cả
tôi phải nghĩ là nền đạo đức của bà đúng, rất đúng. - Tao nói vậy, phải
không mày? Tôi mềm lòng gật đầu: - Dạ phải, chỉ mong má Bảy giúp cho vợ
chồng tôi một việc khác. - Khất tiền nhà phải không? - Dạ không, một
chuyện khác. - Cứ "trình bày" hợp lý tao chấp nhận. - Vợ tôi có thai,
nằm đất thì hại sức khỏe quá... - ờ ờ, cũng đúng, vậy thì mày mang một
cái giường khác vế mà nằm. - Cái giường tre cũng mắc, tôi không đủ tiền
mua, đồ cũ họ cũng nói trời thần lắm. - Vậy hả, mày tính sao? Thấy tôi
liếc nhìn cái giường nhỏ ở góc nhà, bà Bảy giẫy lên: - Không được đâu,
cái giường ấy tao không bỏ không, của con tao đấy. Nó đi bộ đội chiến
đấu ở phía Tây Nam tổ quốc, chống Khờ Me đỏ, lâu lâu nó về nó phải có
giường nằm nghỉ ngơi. Mày biết nó cũng là sĩ quan ở binh đoàn Cửu Long,
con dòng cháu giống. Tôi cười: - Dạ không phải, tôi không mượn giường,
mà cũng không mua lại nữa. Đến lượt má Bảy ngạc nhiên: - Vậy là cái gì?
Nói rõ ra nào! - Muốn xin má Bảy cho đóng xuống sàn bốn cái cọc, tôi đi
tìm ván cốt pha về làm mặt, kê làm giường cách mặt đất cho đỡ ẩm thấp.
Bà Bảy rơ miếng thuốc xỉa trên hàm răng có dính quết trầu màu đỏ, móc
miếng thuốc lên môi thành một cục to bằng trái tắc. Suy nghĩ một lát
rồi lắc: - Cũng không ổn, mày biết sàn chuồng heo tao đổ bê tông, mày
đào bới tầy quầy ra, hư nền nhà tao. Mai mốt tao nuôi heo, heo phải nằm
sàn, ỉa đái tùm lum. Chớ heo có nằm giường bao giờ. Cái giường của mày
cố định ở đó coi sao được. Tao bác ý kiến "ngông cuồng" của mày. Tao
thiệt hại quá, ông chồng đại tá nhà tao rầy la tao. Thấy cũng thương,
mà tao biết làm sao được. Tôi thua, năn nỉ vô ích với một người có đạo
đức cách mạng như bà Bảy, được huấn luyện cứng như thép Tôi lui về chốn
chuồng heo. Tôi nghĩ đến câu chuyện đại tá Bảy ưng nói với tôi, ngày
ông và đồng đội "xẻ dọc Trường Sơn", nằm bờ nằm bụi để có ngày hôm nay.
Giải phóng cho nửa phần đất nước, thống nhất đất nước. Các vị ấy gian
khổ biết bao nhiêu. Sự đau khổ của vợ chồng tôi có nhằm nhỏ gì. Ba cái
lẻ tẻ. Cần phải lấy đó mà làm gương. Đêm hôm ấy ngủ đất, nằm lạnh lưng
nên tôi ho hơi nhiều, vợ tôi cũng ho và trăn trở không ngủ được, cái
cống thoát nước trên đầu nằm chảy róc rách, muỗi bay vo vo góp sức phá
thêm giấc ngủ chập chờn... Tôi biết rằng miếng ni lông mỏng rách trải
dưới cái chiếu rách không ngăn nổi khí lạnh dưới nền sàn, nếu có miếng
dầy hơn? Nhưng làm sao được. Tôi nằm tính toán thâu đêm. Tôi không kêu
trời mà chỉ hiểu thấu thêm câu nằm gai nếm mật, hiểu giá trị anh hùng
của những người xẻ dọc Trường Sơn. Đẹp đẽ biết bao, hào hùng biết bao!
Con ngựa chướng trong người tôi muốn lồng lên phi nước đại. Buổi sáng
hôm sau tôi đi làm sớm, uống vội ly cà phê đen nhỏ ở quán cà phê bà Ba
Đít Láng. Tôi đến cơ sở gặp bà chủ: - Tôi xin rút lại lời xin mượn tiền
bà. - Vậy hả? Có món khác rồi chăng? - Không, thứ tôi định mượn tiền bà
để mua, người ta bán mất rồi. - Chú mua món gì vậy? Tôi không thể giấu
được bà chủ, tình thật kể lể câu chuyện cái giường cũng là câu chuyện
giải tỏa ẩn ức. Bà chủ vựa ve chai của tôi tỏ ra thông cảm và nhân hậu.
Luôn miệng nói "thế à" và câu "tội nhỉ". Cuối cùng bà nói: - Tiếc rằng
nhà tôi không có dư cái giường nào, chớ không, tôi cho chú mượn. Mình
cùng cảnh nghèo với nhau dễ thông cảm. Được thôi, nếu thấy, tôi sẽ mua
giùm chú, một cái cũ cũ cũng được chớ gì. Hồi trước thiếu gì, tôi phải
chẻ làm củi, nay lại không thấy nữa. Tôi nghĩ bụng tôi cần ngay hôm
nay, chứ chuyện mai sau thì nói làm gì. Tôi hùng hục làm việc, đến
chiều trời bới nắng, tôi được cắt ra thu gom bao ni lông phơi ngoài
ruộng mang về cất trong kho. Bao ni lông khô ran vì hôm nay trời nắng
và nóng đến 39 độ, tôi loáng thoáng nghe đài phát thanh nói thế khi
đang ngồi xé bọc ni lông, mồ hôi chảy ròng ròng. Thế mà vẫn có cả trăm
người lui cui trên bãi rác đổ nắng lửa, phơi lưng với trời, gục mặt
trên đất, bãi rác lúc nào cũng như chực bốc cháy. Những con người như
đám thiêu thân. Những đôi mắt trẻ thơ nguyên xanh trong, dưới cái nắng
gay gắt đó biến màu đỏ, màu vàng như mắt khỉ, mớ tóc rối chuyển sang
màu rơm rạ. Bao nhiêu con người lang thang kiếm ăn như bầy chó hoang.
Tôi thương cho họ, chính là thương tôi, tôi cũng đang ở hoàn cảnh đó.
Tôi mơ ước một ngày nào đó được nói lên cảnh này, nhưng không vì vậy mà
hận thù ai cả. Một tinh thần rất Việt Nam, thụ động mà không thụ động:
Ngồi buồn mà trách ông xanh, khi vui muốn khóc buồn tênh lại cười. Trời
tắt nắng, tôi thu gom được hết bao ni lông phơi đóng bao, thồ lên xe
đạp chở về kho. Có thể ngay tối nay có người sẽ phân loại, một bộ phận
khác phân loại rồi chở đi nhà máy tái sinh qui tụ ở quận 5 tức vùng Chợ
Lớn. Những đồng bào người Hoa cần cù chịu khó làm ông chủ lớn, đón gió.
Có tổ chức nhịp nhàng như trong cỗ máy hay một tổ kiến. Tôi nhìn thấy
cái vĩ đại trong hoạt cảnh xã hội, tôi ghi nhận như người quay phim ghi
nhận những thước phim tư liệu. Tôi xổ tung mớ ni lông, đặt lên bàn cân
tạ có trừ bì. Tôi khám phá ra những bao ni lông thật to rộng, mỗi cái
phải to bằng cái chiếu con, dài cỡ hai thước, ngang cũng tám mươi phân,
ni lông khá dày. Có thể người ta dùng để bọc một cỗ máy gì chăng, nay
là dạng phế liệu, đã được giặt sạch, phơi khô. Tôi nở nụ cười. Thực tế
tôi đang nghĩ đến một cái giường vừa hẫng hụt khỏi niềm mơ ước. Bây giờ
tôi phải lót ổ để nằm, tấm ni lông mỏng rách lót dưới một cái chiếu
rách không thể ngăn khỏi chướng khí ẩm thấp chốn chuồng heo. Tôi cần
một cái ổ lành lặn, dầu cho là tạm thời thay cho cái giường. Sáng kiến
loé trong đầu tôi nhưng tôi phải thực thà, tôi tới chị chủ vựa: - Tôi
cần hai miếng ni lông lớn kia, bà có thể để lại cho tôi giá đặc biệt
được không? Chị chủ vựa ve chai nhíu mắt nhìn hai tấm ni lông tôi đã
nhặt ra. Sau một phút suy nghĩ cắn môi thoa son đỏ loét hình trái tim,
chị gật gật: - Cần dùng có công chuyện hả, được thôi. - Bà chủ cho biết
bao nhiêu tiền, tôi cân cả hai tấm được hai kí tư, dạng ni lông lụa
dầy. Tất cả đều có giá của nó và đã phân loại, tôi nói theo đúng kinh
nghiệm của kẻ trong nghề. Bà chủ lại nhíu mắt, ghếch một chân lên ghế.
Tôi nhìn thấy những móng chân sơn màu tím xẩm. Nhưng gót chân thì vẫn
nứt nẻ dài, đen xì, chứng tỏ bà có một thời cực nhọc từng lang thang
trên những bãi rác. Sự lao động của bà được đền đáp mang đến vinh
quang. Bà cắn môi rồi nở nụ cười, kiểu nụ cười của một ngôi sao, trong
làng cải lương hay tài tử nữ phim ảnh Hồng Lông: - Được thôi, nhưng chú
thì tôi không bán mà tôi biếu chú đấy. Chú đàng hoàng, lương thiện, lại
biết chữ, chồng tôi nói thế. Vì hoàn cảnh chú phải làm nghề này. Tôi
ngạc nhiên, nhưng cũng phải cảm ơn một người có lòng tốt, có con mắt
tinh đời. Họ biết gì về mình, khi tôi đã ngụy trang, đã ẩn mình, giấu
tung tích như một kẻ tội phạm đang bị truy nã. Khi tôi không có một tội
gì, tôi chỉ muốn không ai biết đến tôi, không ai nhớ ra tôi thôi. - Tôi
chỉ biết đọc biết viết! Không đâu, chồng tôi biết rõ chú mà, thôi được
ngày mai chú làm lại sổ sách giùm tôi thật rõ ràng. Cái thằng thư ký
của tôi nó mới học đến lớp ba, sổ sách làm teng beng, nhầm lẫn thất
thoát bao nhiêu tiền bạc. - Còn công việc xé bọc? - Sẽ có người khác
làm thay chú. Cháu nâng đỡ chú lên địa vị cao hơn, người tài mà, chồng
cháu nói quyết không bỏ sót nhân tài. Tôi để ý thấy cô chủ xưng cháu
với tôi. Tôi có được bơm lên không. Cô ta như một nữ hoàng tự hạ mình
xuống đám tiện dân, hết một tên nâng lên hàng kẻ sĩ. Cuộc đời có lắm
chuyện bất ngờ. Như trước đây ba mươi năm, tôi đang làm cu li bên kho 5
Khánh Hội được chủ thầu bốc lên làm cai cu li rồi lên địa vị cao hơn
nữa. Rồi tôi trở thành nhà văn nhà báo trong những sự bất ngờ. Lại là
chuyện hạ hồi phân giải. Tôi cám ơn cô chủ, ôm hai tấm ni lông về nhà,
không quên hứa sáng mai sẽ trở lại cùng anh thư ký coi việc sổ sách cũ.
Tôi chỉ muốn giúp anh ta thôi chứ không có ý tranh việc. Tôi về nhà,
vứt đi tấm ni lông rách ở dưới, trải lên hai tấm ni lông mới, lành lặn,
cái bao có hai lớp. Tôi giải tấm chiếu rách lên là có một cái ổ khá
xinh xắn. Tôi nói với vợ: - Thôi cũng được, anh sẽ mua một cái chiếu
mới lành lặn, trước khi mua cái giường. Từ nãy vợ tôi không nói gì,
nàng quan sát tôi như con chim mái quan sát con chim trống làm tổ. Lòng
tôi thấy vui vui. Vợ tôi nói: - Sao hôm nay anh vui thế? - Anh sẽ kể
cho em nghe tối nay, khi ngủ giường mới. - Cái ổ mới mới đúng. - Cái tổ
chim bồ câu được không? - Khỉ ơi là khỉ! Căn nhà nhỏ của tôi vang tiếng
cười. Có phải hạnh phúc đó không? Chỉ vợ chồng tôi biết với nhau. Ngoài
sân tôi nghe tiếng bà Bảy ưng xoe xoè chửi vợ chồng thằng Nam ở chuồng
heo cùng dấy: - Mày thiệt tệ, ăn cắp ăn trộm quanh hàng xôm láng giềng,
giờ có con gà mái đẻ nhà tao mày cũng câu luôn, lông gà còn đây mày
chối cãi cái gì. Bao nhiêu lần mày ăn cắp trứng, lưới trộm cá tra của
tao, tao thương hại không nói đến, chớ tao không đui. Nhà tao không
chứa quân ăn trộm ăn cắp. Tao muốn bay ra khỏi nhà tao, càng sớm càng
tốt, tao thí luôn cho số tiền nhà vợ chồng bay còn thiếu tao... Tiếng
con vợ thằng Nam năn nỉ: - Má tội nghiệp cho vợ chồng con, vì hoàn cảnh
mà phải vậy thôi, chớ trước đây chúng con cũng sống trong nhà cao cửa
rộng vậy. Anh ấy đi học tập cải tạo về... - Câm ngay, chúng mày nói
láo, chẳng phải ông nọ bà kia gì ở chế độ cũ được đi học tập cải tạo mà
là đôi vợ chồng lưu manh chuyên nghiệp trộm cắp vặt bị tù nên mới có tư
cách ấy. Tao không đui, vợ chồng mày đâu phải như vợ chồng nhà người
ta. Con vợ thằng Nam oé lên, tôi nghe giọng điệu nó chĩa sang vợ chồng
tôi nói xiên nói xỏ. Tiếng thằng Nam ồm ồm: - Thôi bà ơi, bà đừng nói
đụng chạm đến danh dự tôi. Bà khen đứa này chê đứa kia. Tôi lưu manh
nhưng cũng không lưu manh bằng kẻ khác sống ở đây. Tôi chỉ bần cùng
sinh đạo tặc. Có sao đâu, đời mà... Cái nhà bà cho thuê là cái chuồng
heo chớ là gì mà báu giá thế. Bà Bảy ưng tức cành hông, giọng bà gay
gắt: - Ngay sáng mai tụi bay đi khỏi đây, nếu không tao cho công an xúc
bay đi đổ ngoài bãi phế liệu. - Xong ngay, bà đuổi hết chứ? Hay chỉ một
gia đình tôi?
[trang
1] [trang
2] [trang
3] [trang
4] [trang
5] [trang
6]