Thân
Phận Ma Trơi Phần 5
Có thể tôi quá khó tính, quá khích trong tùth trạng hiện tại
của xứ sở. Chiến tranh dai dẳng, chán ngấy, tôi không theo phe nào,
đứng ngoài nhìn vào như một kẻ bàng quan. Tôi dửng dưng và cố tránh sao
cho khỏi bị lôi kéo vào cuộc chiến phi lý giữa hai khối Thực Dân và
Cộng Sản. ở vùng Pháp chiếm đóng, tôi trốn lính, thây kệ sự đe dọa
thường xuyên của họ. Tôi chai lỳ trước mọi lời tuyên truyền yêu nước,
tự do no ấm của phe Cộng mang danh nghĩa kháng chiến. Bao nhiêu là hồn
tử sĩ gió ù ù thổi, mặt chinh phu trăng giõi giõi soi. Chết lúc này
thật vô lý, tôi phải bảo vệ từ ngón chân đến ngón tay. Kẽm gai không
thể làm xước da tôi, nói chi đến chuyện ôm bom ba càng. Nghĩa là tôi
ích kỷ, tôi sống cho mình hoàn toàn, chẳng có tí ti lý tưởng nào. Thất
tình đau khổ, tôi bỏ Hà Nội đi biệt tăm, chờ một chuyến đi xa. Xuống
đây tôi bị chiến tranh vây quanh. Có thể một ngày nào đó chính tôi là
nạn nhân không chừng? Mạng người như con ngoé, nếu phải chết như vậy
thì vô lý quá Tôi chẳng là cái quái gì hết, nhưng cẩn sống, sống qua
cuộc chiến này. Cái nhìn của tôi chạm vào đống gạch bên đường, đống
gạch đó cao ngất. Nhưng chỉ qua một đêm, sáng hôm sau tôi thấy hết
nhẵn. Chiếc xe nhà binh GMC quen thuộc lại đến đổ đống gạch khác. Tôi
vẫn thắc mắc về đống gạch đó, không lẽ lính viễn chinh và lính liên
hiệp Pháp ăn gạch thay bánh mì, cơm. ý tưởng dí dỏm đó làm tôi mỉm cười
một mình. Tôi đến lớp học hơi muộn, nhìn xuống đám học trò có vài ngoe
mà chán. Chúng lấm lét nhìn tôi, cái nhìn vừa ngu độn vừa sợ sệt. Tôi
lật sổ điểm gọi một đứa lên đọc bài. Nó lễ phép trình cuốn vở bẩn lem
nhem, đứng khoanh tay, mắt lấm lét nhìn xuống những ngón chân bết bùn
khô cứng. Tôi không buồn giở vở ra xem nữa, nói cộc lốc: - Đọc bài! Tên
học trò tằng hắng, như lên dây đàn cò, ê a chán mới răn ra được một
câu: "Nước Việt Nam a... a... Nước Việt Nam a... a..." Nó nhắc đi nhắc
lại mãi điệp khúc đó như một cái hát mòn kim, tôi gắt: - Nước Việt Nam
làm sao? Tên học trò bấn lên, rồi không biết tại sao nó bật Nước Việt
Nam hình cong như chữ "ét sì", chia làm ba miền: Bắc Việt, Trung Việt
và Nam Việt. Phía bắc giáp Trung Hoa, phía đông giáp biển Nam Hải, phía
nam giáp mũi Cà Mâu, phía tây a... a... giáp nước Tầy... Tôi đập cái
thình xuống bàn: - Láo, thuộc bài không? Tên học trò mặt tái mét, trời
lạnh mà mồ hôi nó toát ra trán, nó cuống lên: - Nước Việt Nam sống bằng
nghề làm ruộng và có bốn ngàn năm văn hiến. Lần này tôi nổi nóng thật
sự, tôi vụt cho cu cậu ba cái thước kẻ: - Cút, dê rô! Lũ học trò ngồi
dưới cười ồ, tên đọc bài sợ bị phạt năn nỉ: - Thầy cho con đọc lại. -
Không hôm nào tao thấy mày thuộc bài hết, tại sao? Tên học trò vẫn sợ
sệt tìm cách chống chế. - Dạ, đêm qua Việt Minh vào làng thu thóc nên
con không học được, tảng sáng vừa giở sách ra thì Tây đồn càn, con sợ
quá trốn xuống hầm. Lý do chính đáng quá, tôi nhún vai gấp cuốn sổ
điểm: - Thế thì học hành quái gì nữa. Tôi nhìn xuống đám học trò ngồi
co ro: - Tụi bay nên về cày ruộng còn có ích hơn, hoặc đi lính cho Tây
hoặc theo Việt Minh ôm bom ba càng. Rồi tôi thấy mình không được bỏ
nhiệm vụ của nhà mô phạm nên hỏi một lần nữa cho yên tâm: - Đứa nào
thuộc bài? Không bàn tay nào giơ lên. Tôi lật cuốn Việt Sử cho học trò
chép và cầm cuốn sách đi xuống hàng ghế học trò: - Hôm nay thầy dậy các
em bài Trịnh Nguyễn phân tranh. Đó là thời kỳ đen tối nhất của nước ta,
nội chiến kéo dài cả trăm năm. Các vua chúa phong kiến tham quyền cố
vị, vì quyền lợi riêng ru nên dân tình khổ sở. Ngoài Bắc có chúa Trịnh,
trong Nam có chúa Nguyễn. Cả hai xưng hùng xưng bá mỗi người một
phương. Gian thần lộng hành, tham quan ô lại nhũng nhiễu dân tình ngoài
phủ huyện. Ngoài Bắc có loạn Tam Phủ, Kiêu Binh. Trong Nam, thừa tướng
Trương Phúc Loan chuyên quyền làm nhiều điều tàn bạo khiến dân tình đố
thán... Tôi đang nói thao thao bỗng nghe một tiếng nói nhỏ ở bàn học
trò: - Mình sắp học đến hoàng đế Quang Trung rồi. Tôi ngừng lời quay
lại: - Dân tình khổ sở thì phải có minh quân ra đời. Nhưng danh tướng
có mấy ai sống đến bạc đầu. Số mạng nước mình phải chịu điều nghiệt
ngã, một tiểu nhược quốc hẩm hiu thay... Chúng ta có bốn ngàn năm lập
quốc viết sử toàn bằng máu, nhưng chúng ta đã hưởng được gì? Mọi bất
hạnh đều trút lên đầu lên cổ dân tộc nhỏ bé này. Nhưng tôi nói thế, tôi
không muốn các em nhiễm tư tưởng yếm thế, phó mặc. Chúng ta đi tìm, chờ
đợi thời cơ. Theo lẽ tuần hoàn của trời đất thì hết suy phải đến thịnh.
Dù là cái thịnh ngắn ngủi, nhưng chính nó là nguồn sống cho dân tộc này
vươn lên và trở nên bất diệt.. Tôi đi đi lại lại quanh lớp học, ngẩng
nhìn lên mái ngói xiêu vẹo, nhìn đám học trò lem luốc, tôi ngậm ngùi.
Giọng tôi thấp xuống, trở thành lời tâm sự, dù chúng không hiểu gì: -
Tôi chán cái cuộc chiến này, tôi thú thật với các em như thế. Không
phải tôi không yêu nước, mà vì tôi chỉ muốn không đổ máu vô lý cho bất
kỳ chủ nghĩa nào. Với thứ chiến tranh phi chính nghĩa đó tôi có quyền
đứng ngoài mà không xấu hổ chút nào. Tôi có quyền nói với các em điều
đó, vì tôi từng vác súng lên rừng kháng chiến sốt rét đến vàng da. Tôi
không chịu được sự phỉnh phờ lừa bịp, bọn thực dân Pháp với chiêu bài
tự do, quốc gia cũng không hơn gì... Tôi quay ra ngoài trời u ám. Lớp
học im phăng phắc, đến đỗi tôi nghe thấy cả tiếng lá bàng rụng ngoài
sân. Phía trước cửa lớp học có một cây bàng trụi lá giơ những cành khô
cong queo in lên nền trời trắng đục Một nóc tháp chuông nhà thờ vươn
cao, chóp đỉnh có cây thánh giá mảnh mai, phía sau là lô cốt, ngọn cờ
tam tài bay phấp phới. Tôi nghe xa xa tiếng đại bác nổ ầm vọng vế.
Tiếng chuông nhà thờ thường rung lên bất thường trong đêm sau hồi súng
bên thanh nổ phía cầu Tôi hoang mang về những hồi chuông đó không kém
gì hoang mang về chuyện đống gạch vơi lại đầy mỗi ngày. Tôi quay nhìn
vào lớp học, giở sách, nói: - Thôi các em chép bài đi? Tôi giở tấm điện
tín của Uyển ra xem lại: - "Về Hải Phòng ngay stop giấy tờ đã xong stop
đã lấy vé tầu thủy". Việc trước tiên là tôi thu dọn hành lý, chẳng có
gì ngoài va ly quần áo và ít sách vở. Xong, tôi tới thanh toán tiền
nong với nhà trọ. Tôi phải tới trường học nói chuyện với ông hiệu
trưởng tìm người khác thay thế tôi và nhân thể lấy nốt số tiến còn lại.
Tuy chúng đáng bao nhiêu, nhưng cũng giúp tôi thanh toán nổi tiền xe,
tiền ăn đường từ đây về Hải Phòng. Ông hiệu trưởng tiếp tôi ở phòng
khách. Hương trà tươi thơm, chát làm người tôi tỉnh táo. Buổi sáng cuối
đông trời lạnh lạ lùng. Ông hiệu trưởng ngồi thu tay trong bọc. Trông
dáng dấp nhỏ bé của ông, tôi bỗng thấy tội nghiệp. Ông nhìn tôi hấp háy
sau cặp kính trắng, gọng được nối lại bằng sợi dây thép: - Vậy thầy
nhất định đi sáng nay đấy phỏng? Tôi đặt ly trà xuống bàn: - Dạ phải!
Ông kéo chiếc điếu bát đến gần, châm lửa hít một hơi thuốc lào, nhả
khói mù mịt: - Đường từ đây về đến Hải Phòng cũng nguy hiểm lắm đấy,
tụi Vẹm giật mìn luôn xoành xoạch, hôm rồi có một đoàn công voa Táy bị
phục kích chết ráo. Chỉ khổ cái thằng dân cứ đưa lưng ra mà chịu. Cha
bố cái chiến tranh, khổ ơi là khổ, thời buổi làm ăn gì cũng khó. May bà
nhà tôi còn buôn bán, chứ không cứ gọi là chết đói. Cái trường của tôi
chỉ kiếm đủ tiền hút thuốc lào, học trò có đâu mà dạy. Cũng phải đến
dẹp thôi, lớp học tôi làm chuồng bò, chuồng lợn, sân trường rào lại
nuôi gà. Tôi ngồi nói chuyện với ông hiệu trưởng khá lâu để chờ bà vợ
ông đi chợ về mới có tiền. Khi tiễn tôi ra cửa, ông nắm chặt tay tôi
nói lời chí tình: - Thầy đi chắc chẳng bao giờ còn trở lại chốn quê mùa
này. Vào Nam nếu thầy làm ăn khem khá thì viết thư cho tôi, tôi cũng
vào. Xưa kia các cụ mình cứ bỏ xứ đi là điều nhục nhã, nhưng ngày nay
khác phải không thầy? Tôi nhìn ra lớp học, lũ trò nhỏ thập thò ở cửa
lớp nhìn tôi. Nhìn chúng, tôi thấy lòng mình se lại, chẳng gì tôi cũng
để lại đây ít nhiều kỷ niệm. Tôi giơ tay lên vẫy chúng: - Thầy đi các
em nhé! Chúng nhao nhao chào tôi và chúc tôi lên đường bình an. Tâm hồn
chúng mộc mạc ngu đần, dậy chúng nhiều khi tôi tức uất vì sự ngu dết
của chúng, nhưng nghĩ lại tôi thấy thương chúng nhiều hơn là ghét bỏ.
Tôi nói với ông hiệu trưởng: - Chưa biết bao giờ tôi mới trở lại đây,
có lẽ phải hết chiến tranh. Ông hiệu trưởng dường như còn quyến luyến
nên tiễn tôi ra tận cổng: - Chúc thầy lên đường bình an, hai giờ chiều
có chuyến xe lên Phòng đấy, thầy liệu thu xếp thì giờ kẻo trễ. Tiếc là
hôm nay thầy đi gấp quá không kịp mời thầy bữa cơm xoàng. Tôi buông tay
ông hiệu trưởng: - Cám ơn cụ, thôi cụ vào đi, cho tôi gửi lời chào cụ
bà, hai cụ đối với tôi như vậy là quí hóa lắm rồi. Tôi men theo cánh
đồng, qua cầu rồi tới thị trấn. Con sông ở đây rộng, nước chảy xiết,
uốn khúc vòng vèo tới một miền xa thẳm nào đó. Suất ngày trên cầu có
lính gác, hai bên bờ sông rào kẽm gai, dân chúng vùng này không được
phép lai vãng gần bờ, không một con thuyền nào qua lại ngoài mấy chiếc
tầu tuần tiễu của quân đội viễn chinh. Cầu trước kia xây bằng xi măng,
nhưng hồi mới kháng chiến Việt Minh phá xập. Bây giờ công binh Pháp làm
lại bằng sắt và những tấm ván ghép. Điều đặc biệt nhất là cầu chỉ có
một bên tay vịn. Nhiều hôm đi qua cầu, tôi nhìn xuống dòng nước cuồn
cuộn mà thấy rợn cả người, chóng mặt lao đao. Tôi tới thị trấn khoảng
trưa, trời bớt lạnh, cảm thấy đói nên rẽ vào hàng cơm. Tôi ngồi ăn, vô
anh lại nhìn ra đống gạch cao nghêu. Tôi thắc mắc về đống gạch cả tháng
rồi. Hay là quân viễn chinh xây thêm một đồn nào đó. Tôi tò mò hỏi vài
người ở đây lâu năm, họ trả lời không biết. Có người khuyên tôi đừng tò
mò, không nghe và không thấy là tốt hơn hết. Hai giờ trưa, hành lý tôi
sẵn sàng. Chiếc xe hàng ngừng lại. Tôi lên xe, thị trấn lùi lại phía
sau, đống gạch khuất bên một khúc rẽ. Gía từ. Tôi nói thầm. Bây giờ thì
hết thắc mắc, tôi nghĩ đến Hải Phòng, con tầu biển đưa tôi ra vịnh Hạ
Long, men theo hải phận rẽ sóng tiến về phương Nam. Tôi tưởng tượng đến
Sài Gòn hoa lệ, hòn ngọc Viễn Đông, những cánh đồng lúa vàng cò bay
thằng cánh, những chàng công tử Bạc Liêu hào hoa phong nhã nức tiếng
phong lưu mà tôi nghe đồn đại, những nàng con gái Cần Thơ, da trắng như
ngà, mắt bồ câu, hơi thở thơm mùi nước dừa. Tôi tưởng tượng về miền Nam
đủ thứ trong giấc ngủ lơ mơ. Cửa kính xe đóng kín, nhưng tôi vẫn run
lên vì lạnh. Hành khách ngồi trong xe phần nhiều là đàn bà nhà quê, họ
có vẻ yên phận chịu đựng. Có những xe nhà binh chở đầy lính chạy ngược
lại, người tài xế phải lái xe dạt vào bên đường. Anh ta luôn miệng càu
nhàu vì đường xấu, ổ gà, sống trâu. Trời về chiều, xe hàng xọc xạch cố
mở hết ga để kịp đến nơi an toàn. Xe đang chạy bỗng một chiếc xe nhà
binh chạy ngược chiều ra hiệu cho ngưng lại. Hành khách trong xe nhao
nhao bàn tán: - Chắc khám giấy? Không, hình như có chuyện gì xảy ra
phía trước. Xe nhà binh ngưng lại, người lính Việt nhảy xuống, nói chõ
vào trong xe hàng: - Không đi được đâu, xe trước mới bị mìn chết vô
khối. Nói xong anh ta nhảy bíu lên xe, xe nhà binh đi ngược trở lại.
Anh tài xế thở phào: Thôi ngủ lại ở đây đêm nay vậy, chỉ còn hai chục
cây số nữa là đến Phòng. Thật tội vạ... Mấy người đàn bà hình như quen
thuộc với cảnh này nên chỉ than thở qua loa, lấy lệ rồi tìm chỗ nằm ngả
lưng. Trời xụp tối, tôi mang cơm nắm ra ăn đỡ dạ. Ngồi mãi trên xe cũng
chán, tôi leo xuống tìm chỗ đi tiêu Người lơ xe dặn: - Nhớ đừng đi xa,
quanh quẩn ở đây thôi. Tôi gật đầu, đi xuống bờ ruộng cách xe hàng
không quá trăm thước. Sau khi đi tiêu xong, tôi toan trở lại xe, bỗng
có bóng người trong bóng tối nhô ra: - Ai, đứng lại! Một cảm giác kinh
hoàng chạy dọc sống lưng. Tôi run run giơ tay lên, qui lát đạn xoành
xoạch. Không phải Việt Minh, một tiểu đội hỗn hợp vừa lính Tây, lính
ta. Người lính cầm súng ngắn đến bên tôi lục soát khắp người: - Mày ở
đâu ra? Tôi ở xe hàng kia, tôi đi tiêu! Thình lình một báng súng nện hự
vào ngực tôi: - Nói láo, mày là Việt Minh phải không? - Dạ không, tôi
lên Hải Phòng, tôi cồ đủ giấy tờ. Thằng lính ta quay lại nói nhố nhăng
gì đó với thằng chỉ huy Tây, rõ ràng tôi nghe gã chỉ huy nói tha tôi
tôi khấp khởi mừng. Nhưng gã lính Việt quay lại nhìn thẳng vào mặt tôi.
Trong bóng tối nhá nhem tôi nhìn thấy đôi mắt gã long lanh: - Quan bảo
đưa mày về đồn điều tra! Tôi há miệng cãi: - Quan nói tha tôi rồi! Gã
dộng thêm một báng súng nữa vào ngực tôi: - á à mày biết tiếng Tây phải
không? Mày lại dám giỏi hơn cả ông nữa kia à! Mày khinh ông thì mày
chết con ạ! Tôi bị đạp ngã khụy. Gã lính Việt ra lệnh cho hai tên lính
khác tới xốc nách tôi. Chúng trói nghiến tôi lại nhét giẻ vào họng, bịt
mắt: - Mang nó ra xe! Cái đồ lên giọng học thức đó thì cho chết! Tôi
hoàn toàn không trông thấy gì, bước đi chệnh choạng trên đất ruộng khô
nứt, đi một quãng khá xa. Hai thằng lính luôn mồm càu nhàu: - Có đi hẳn
hoi không, ông lại dộng thêm cho mấy báng súng nữa bây giờ. Lần này thì
chết thật rồi, họ không để cho tôi giải thích một cáu. Những hình ảnh
loáng thoáng chạy qua đầu tôi rất nhanh. Mộng đi Nam tiêu tan, nhưng
tôi vẫn còn hy vọng, may ra về đồn, tôi được phép giải thích. Tôi có
cảm giác mình bị nhấc bổng, ném vào một thùng xe lúc nhúc những con
người, hình như họ cũng bị bịt mắt. bịt miệng và trói giật cánh khuỷu
như tôi Tôi ngửi thấy mùi hôi hám của những chiếc áo nâu lâu ngày không
giặt, mùi bùn đất, tai nghe tiếng thở phì phò, mệt nhọc. Xe chuyển
bánh, giật ngã chúng tôi, những người đồng cảnh ngộ không quen, không
kêu ca. Xe chạy băng băng, bất kể ổ gà đường xóc, chúng tôi bị nhồi, bị
tung lên, dập xuống, thân thể tôi đau nhừ. Tôi không biết xe đưa chúng
tôi đi đâu, tai nghe tiếng gió ù ù và mặt se lại vì lạnh. Số phận tôi
sẽ ra sao, điều đó không thể biết được. Thời buổi này mạng người như cỏ
rác, phe nào cũng có thể giết người. Tôi buồn vì mình thành nạn nhân
một cách phi lý. Những ý nghĩ lan man trong đầu tôi, những hình ảnh gần
nhất lần lượt hiện ra. Xe đi chậm lại, hình như rẽ vào một nơi nào đó
đông người. Chúng tôi được móc giẻ trong miệng ra, xuống xe, tháo băng
mắt. Bên trong một đồn lính, chúng tôi bị dồn vào một góc. Tôi nhìn
quanh, đồng bào tôi tất cả. Họ run sợ nhìn những người lính cầm súng
rồi nhìn nhau: - Đây là đâu? Tất cả đều lắc đầu, lúc này tôi thấy mình
cần phải thưa thốt. Tôi gọi người lính: - Ông ơi, cho tôi thưa chuyện.
Người lính đi lại: - Mày muốn gì? - Tôi muốn gặp ông xếp để thưa chuyện
tôi bị bắt oan. Tên lính thuận tay giáng liền một báng súng vào miệng
tôi: - Hỗn, quan nào thèm nói chuyện với mày, câm miệng ngay, ông thì
đánh hộc máu mày ra. Tôi ngồi im thúc thủ, lúc này tôi mới nhận ra mình
không có quyền làm người. Tôi nhìn lên lô cất, ánh đèn pha quét thủng
màn đêm âm u. Chiếc đồng hồ vẫn đeo ở tay tôi, kim dạ quang chỉ đúng ba
giờ sáng. Đám đông quanh tôi thì thào hỏi nhau: - Nó làm gì mình nhỉ? -
Ai biết, hồi chiều chúng bị phục kích chết mấy đứa, chúng bắt mình làm
con tin. Cùng lắm là giết bọn mình chứ gì. Trâu bò húc nhau ruồi muỗi
chết, tội cái thằng dân, sống với Việt Minh cũng khổ, về Tề cũng khốn
nạn. Chết là rảnh, tôi chả sợ gì, chỉ lo cho vợ con. Anh chàng cao gầy,
có vẻ cán bộ Việt Minh thừa địp tuyên truyền: - Nhân dân ta thà chết
vinh hơn sống nhục, đảng và nhà nước ghi công anh hùng liệt sĩ. Không
có sự dã man tàn bạo của thực dân Phấp thì... Tôi nổi giận, ném một câu
cộc cằn vào mặt gã: - Câm mẹ nó cái mõm thối của mày lại, chúng mày chỉ
được cái họng... Đám đông gần kề cái chết nhao nhao hưởng ứng lời nói
của tôi. Tên cán bộ im bặt ngồi một xó. Tôi bực mình vì mình bị chết
quá sớm, bị chết mà chưa được hưởng hết tuổi trẻ. Cái rét cuối đông làm
chúng tôi ngồi co rúm lại với nhau, đến năm sáu chục người chớ không
ít. Tiếng xe tăng mở máy rầm rầm. làm chúng tôi choàng tỉnh, mở mắt
thật to nhìn. Xe tăng ra ngoài cổng đồn, tiếng máy xa dần. Một lát sau
những người lính gác thúc chúng tôi đứng lên: - A lê? Dậy! Đến giờ rồi!
Một chiếc xe nhà binh khác mở máy. Chúng tôi bị dồn lên thùng xe. -
Chúng mang mình đi đâu nữa đây? Một người nào đó nói nhỏ vào tai tôi: -
Chúng bắt mình đi đắp đường, may ra chuyến này mình được thả về. Nghe
xong câu nói, lòng tôi nhóm lên một tia hy vọng. Anh chàng đó nói cũng
có lý. Xe chạy ra ngoài cổng đồn, trong bóng tối mờ mờ tôi nhận ra lần
lần nơi ở quen thuộc mà tôi mới bỏ đi lúc hai giờ chiều. Vậy ra mình
lại bị tụi chúng đưa về nơi cũ, nóc chuông nhà thờ thị trấn, các hàng
ăn và đường phố lầy lội. ánh đèn pha trên lô cốt quét từng vệt dài vào
bóng tối. Sao lại đống gạch? Người lính ra lệnh cho chúng tôi xuống xe,
gã hét: - Mỗi đứa lượm sáu cục gạch! Sao lại chỉ có sáu cục gạch? Tôi
tự hỏi. Chắc chắn những người khác cũng cùng một ý tưởng như tôi. Tất
cả đều thi hành theo mệnh lệnh. Xong xuôi chúng tôi bị giong đi. Đống
gạch hết nhẵn, có người thiếu phải xin thêm bạn đồng cảnh một hai cục.
Có lẽ đắp đường thật. Tôi khư khư ôm sáu cục gạch. Nhưng tôi vẫn thắc
mắc, sao chỉ có sáu cục gạch? Chúng tôi bị giong đến chân cầu thì dừng
lại, bị lùa vào một đám: - Tất cả đủ gạch chứ? - Dạ đủ! Một người lính
khác phát cho mỗi người năm cái túi bao cát, bắt chia gạch bỏ vào trong
đó, bốn túi bốn cục và một túi hai cục. Mọi người nhìn nhau ngơ ngác,
không ai hiểu gì, nhưng vẫn phải thi hành lệnh. Người lính giục: - Mau
lên Chúng tôi răm rắp làm theo lệnh, đeo túi gạch hai cục vào cổ, tứ
chi bốn cục. Tôi nghe dưới chân cầu nước xoáy ầm ầm. Tôi chợt hiểu,
hoảng hốt la lên: -Tôi oan các quan ơi! Cả bọn hình như cũng vỡ lẽ ra,
họ kêu rầm rĩ: - Lạy các quan tha cho con, con còn mẹ già vợ đại con
nhỏ. Trăm lạy ngàn lạy các quan. Những chiếc báng súng đập như tưới lên
mình mẩy chúng tôi. Tôi nhìn thấy chiếc xe tăng đậu sừng sững giữa cầu,
khẩu đại liên trên tháp xe đen ngòm chĩa xuống. Túi bao cát đựng gạch
treo lủng lẳng trên cổ tứ chi tôi. Chúng tôi bị dẫn từng tốp mười người
ra đứng ở cầu, lưng quay ra sông, phía không có tay vịn. Lúc này chúng
tôi không còn kêu ca nữa. Vô ích, chúng nó sắp sửa làm thịt chúng tôi.
Tôi lấy làm lạ khi gần kề cái chết mình lại trở nên bình tĩnh lạ lùng.
Có lẽ những nạn nhân kia cũng đồng tư tưởng như tôi. Hình ảnh dĩ vãng
hiện ra trong đầu rất rõ và rất nhanh. Người lính bắn súng liên thanh
từ pháo tháp xe tang nhẩy nhanh xuống, bước cồm cộp qua mặt chúng tôi,
tiếng giầy đinh sắc đanh buốt óc. Hắn tới lục soát, móc trong túi các
nạn nhân bất cứ thứ gì có thể lấy được thồn đầy vào hai túi quần "trây
di". Mồ hôi tôi toát ra lấm tấm trên trán, tôi không run lên vì lạnh mà
vì sợ, tôi sắp lìa cõi thế, tôi không theo đạo nào để có bài kinh đọc
lúc lâm chung. Dưới chân cầu nước xoáy ầm ầm. Ai có thể ngờ được tôi
chết một cách nhục nhã như thế này. Ông hiệu trưởng chắc đã ngủ say và
yên chí tôi đến Hải Phòng từ hồi chiều. Còn Khanh, nàng đang nghĩ gì,
đang mơ thấy gì chắc chắn không còn nhớ đến tôi. Trời lạnh này, đệm
chăn ấm áp. Hà Nội! Hải Phòng! Sài Gòn! Tôi nghĩ đến tên các thành phố
mà lòng bỗng sót sa. Bên tai tôi văng vẳng tiếng học trò đọc bài: "Nước
Việt Nam hình cong như chữ S. chia ra làm ba miền: Bắc Việt, Trung Việt
và Nam Việt..." Nước mắt tôi chảy ràn rua trên má, tôi cúi đầu nhìn
xuống chân mình. Gã bắn súng liên thanh đi tới, tiếng giầy gõ cồm cộp
trên ván cầu khô khan, nặng nề. Tiếng động đó xoáy cuồn cuộn trong đầu
tôi như tiếng sóng. Chỉ còn một cơ hội chót, tôi nói liệu dẫu có phải
ăn thêm hai ba cái báng súng trước khi chết: - Tôi còn chiếc đồng hồ
vàng, ông tháo giùm, tôi là thầy giáo ở thị trấn này, chiều nay đi lên
Hải Phòng, chẳng may bị các ông bắt lầm... Gã bắn súng liên thanh đứng
dừng lại, bàn tay hộ pháp của hắn nâng mặt tôi lên, nhìn: - Thật không?
à, à! Tôi nhận ra rồi, anh dạy trường làng. Tôi cũng nhận ra hắn, hắn
vẫn thường đến quán uống rượu với lũ Tây gạch mặt. Có một lần hắn cụng
ly với tôi và nhờ tôi dậy đứa nhỏ con của mụ nhân tình hắn. Hắn cười,
kéo thốc tôi ra: - Anh mà không nói, tôi đâu có biết, đứng đó để tôi
xét lại trường hợp anh. Nhanh nhầu cái mồm như thế là may đấy. Thấy tôi
được tha, đám nạn nhân lại nhao nhao: - Lậy quan tha cho con, con oan.
Gã cai đội bắn súng liên thanh không đếm xỉa đến những lời xin xỏ đó.
Gã leo lên ổ súng máy ngồi dạng háng. Hắn còn ngoái cổ xuống nói với
tôi: Anh nhờ lính cởi gạch ra cho, muốn chết chìm à? Tiếng đạn nổ giòn
đinh tai nhức óc. Tôi nghe thấy những tiếng thét ghê rợn, tiếng xác
người rơi xuống sông lõm bõm, tiếng sóng vỗ vào mạn gầm cầu và mùi khói
súng khét lẹt. Tôi nhắm nghiền mắt cho đến khi tiếng súng ngưng. Tiếng
gã bắn súng liên thanh hét to: - Xong rồi, về! Gã nhảy xuống xe, xoa
tay khoan khoái: - Chết mát mẻ nhé! A men! Tên lính đi theo chiếu đèn
pin xuống chân cầu, chạy lại báo cáo: - Thưa xếp chìm hết! - ừ phải
chìm chứ, nổi thế chó nào được? Thôi rút! Lúc đó tiếng chuông nhà thờ
bỗng nhiên đổ hồi. Gã bắn súng liên thanh gầm lên: - Điếc tai quá, mai
tao phải mang súng ra bắn xập cái gác chuông mới được. Bảo bao nhiêu
lần rồi mà cái ông cố đạo đó không nghe. Tim tôi còn đập thình thịch,
gã bắn súng liên thanh kéo thốc tôi lên xe: - Sợ không? Tôi gật đầu,
khi đi qua đống gạch tôi nói: - Bây giờ tôi hiểu tại sao đống gạch lại
vơi đầy. Gã nhìn tôi đe dọa: - Muốn sống thì câm họng! Tôi đã câm họng
suốt mười lăm năm nay. Bây giờ tôi mới nói ra điều đó. Nói cho tất cả
mọi người biết đống gạch tại sao vơi lại đầy. Bao nhiêu sông ngòi Việt
Nam còn giấu bao nhiêu bí ẩn. Tất cả những dòng sông chẩy ra biển cả.
1. Mưa bụi từ trời cao rắc xuống. Tôi khoác chiếc áo mưa trắng, đầu để
trần, bụi nước mưa làm mát mặt. Ngõ hẻm sâu hun hút, tối đen, không lẽ
điện lại tắt suốt đêm nay. Không lẽ một cột điện Danhim nào lại bị phá
hoại? Tổ cha quân phá hoại, tôi chửi thầm. Tôi đang về nhà, mò mẫm
trong đêm hôm khuya khoắt. Thuốc lá không còn một điếu, tôi vò nát bao
không ném ở đầu hẻm. Tôi thèm một hơi khói. Nếu có thể thì một điếu
thuốc lào cũng đủ say đê mê. Chỉ còn một quãng ngắn nữa tôi về đến nhà,
sẽ được hưởng thú vị đó Đường đất gập ghềnh trơn trượt, tối thui, thỉnh
thoảng tôi lại bước lầm xuống một vũng nước. Tôi chửi thề. Gã phu xích
lô đạp nhất định không chịu đưa tôi vào ngõ hẻm: - Thầy hiểu cho, tôi
không thể vô trỏng. - Tại sao? Đường tối khó đi, vả lại nguy hiểm cho
tôi. - Ai làm gì anh mà nguy hiểm? - Bộ thầy không thấy báo đăng du
đãng lợi dụng đường tối cướp của giết người đó sao? Tôi nhìn chiếc nón
rúm ró trên đầu hắn, chiếc áo xanh rách xả vai, chiếc quần đùi để hở cả
"của quí" ra yên xe. - Anh còn có c.. c. gì nữa mà lột? Hắn cười nhe
hàm răng chiếc còn chiếc mất: - Dạ còn chứ, thẻ căn cước bọc lát tích
và năm chục bạc lẻ. Du đãng hồi này trốn lính nên ưa làm ẩu, mười đồng
nó cũng lột đó thầy. Thẻ căn cước thì nó lột hình liệng đi dán hình nó
vô, ba chớp ba nháng xài tạm được rồi. Tôi phải lần mò đi vào một mình.
Có thể lắm chứ, anh xích lô nói có lý, một vài tên du đãng đói nào đó
đang rình mò quanh đâu đây. Nó sẽ bước ra chặn lối, trong tay có một
lưỡi lê nhọn hoắt, dí vào bụng tôi: - Người anh em, qua là du đãng đây,
lột cho qua mượn tạm chiếc đồng hồ, hà, có tiền hôn? Tết, tốt, cám ơn,
thôi yên trí về nhà nghe. Nghĩ đến điều đó, tôi vừa tức vừa sợ. Tôi
thọc tay vào túi quần tìm bật lửa Zippo cầm tay. Tôi hoạch định ngay
một đòn giang hồ chống cự trả miếng. Tưởng tượng ra tôi là một tay cự
phách, đánh chúng bò lê bò càng. Nhưng đó chỉ là tưởng tượng Đường vẫn
vắng tanh vắng ngắt. Tôi không mong gặp du đãng để thử lửa, có thể gặp
trục trặc trong khi thi hành kế hoạch chớ. Nếu bọn du đãng có súng đứng
xa tôi khạc bậy một viên vào bụng. Chính tôi là kẻ nằm xuống. Tôi bước
hụt xuống một vũng nước suýt ngã. Màn mưa và bóng tối làm nổi bật những
cây thập tự giá ở nghĩa địa ngay sát đường, những cây thập tự giá quét
vôi trắng. Cỏ ở đó mọc cao che gần kín những ngôi mả xây, chỉ còn những
cây thập tự vươn cao, như những oan hồn mặc áo liệm trắng đứng dang
tay. Tiếng gió buồn trong cỏ sắc cùng với tiếng mưa rơi tạo thành thứ
âm thanh rì rào, tiếng côn trùng hòa nhịp buồn bã. Tôi bước thấp bước
cao, nước bắn tung toé làm ướt cả vớ trong giầy. Tôi chửi thầm luôn
miệng. Tôi tránh nhìn ra nghĩa địa, nhưng tầm mắt tôi không thể quá thu
hẹp. Tôi bỗng thấy rờn rợn sau gáy. - Gì đó? Tôi quay phắt lại. Chẳng
có gì hết, cổ áo mưa lạnh chạm vào gáy tôi đó thôi. Thần hồn nát thần
tính. Tuy chẳng có gì nhưng tôi vẫn thấy rờn rợn. Phải, tôi đã nghe
chuyện đó rồi. Trong đêm mưa gió sụt sùi, bỗng nhiên có một người con
gái mặc áo đen từ đâu đi lại. Nàng đẹp não nề, nàng khóc lóc và nói,
rồi nàng nhấc chiếc đầu ra khỏi cổ xách lủng lẳng đi vào nghĩa địa, cái
đầu vẫn than khóc. Ghê thấy mẹ, tôi rợn cả người. Tôi muốn chạy, nhưng
tôi lại không chạy, hồn ma có thể đuổi theo như quỉ nhập tràng. Tôi tự
nhủ không nghĩ đến chuyện đó nữa. Tôi thở phào vì đã ra khỏi con đường
trong vòng đai nghĩa địa. Tôi ngoặt vào một con đường nhỏ hơn, tối hơn,
gồ ghề hơn. Hai bên đường tre mọc kín, gió làm những thân tre cọ vào
nhau nghe cót két, cọt kẹt. Gió thốc tháo trong lòng hẻm sâu. Tôi nghe
tiếng giầy mình đạp bình bịch trên nền đất Bên cạnh con đường nhỏ có
một cái hào dài, chạy suốt nước từ trên cao đổ dồn xuống chảy ồ ồ. Tôi
quen thuộc với con hào này nên không sợ sa xuống hào. Tôi cẩn thận đi
men theo bờ tre. Tôi nghe rõ hơn tiếng cót két. Nếu lúc này bỗng dưng
có một thân tre ngã rạp xuống. Tôi không biết mình sẽ đứng lại hay bước
qua. Nếu tôi bước qua, cây tre sẽ bật lên hất văng tôi lên cao như một
cây pháo thăng thiên. Có chuyện đó được không? Tôi tự hỏi. Một người
lớn tuổi một lần ngồi ở quán chú Lì đã nói chuyện. Cách đây gần hai
chục năm, những đêm mưa dầm, người ta thường thấy lủng lẳng trên ngọn
tre những chiếc đầu lâu còn nhỏ máu... Chúng há hốc miệng cười như nắc
nẻ. Tôi nghiến chặt răng, đừng nghĩ quẩn. Tôi mạnh dạn hơn, mắt nhìn
thẳng. Chỉ có tiếng gió đấy thôi. Không, không phải tiếng gió. Tiếng
người. Một câu hát, kéo dài như rên xiết: - như chim li..ề..ề..n...
cánh...như... cây... l..i..ê..ề n... c..à..à..nh.. Tôi đứng dừng lại,
nấp bên cạnh một mô đất, nín thở, hồi hộp. Tiếng bước chân chệnh choạng
của người nào đó bước gần lại phía tôi. Miệng hắn vẫn líu lo hát, líu
lo nồi lối như giọng phường tuồng: - Có nghe chăng trăm vạn hồng binh
rồi cũng trôi theo thời gian... Mộng bá vương... ha ha... Mộng bá vương
còn trơ nơi cổ mộ... nực cười thay chuyện thế thái nhơn tình... Người
đàn ông đi tới, hắn chệnh choạng bước. Tôi thở phào, ra khỏi chỗ nấp.
Màu áo mưa tôi khoác trắng lôm lốp. Hắn đột nhiên đứng xửng lại. Hắn
lùi, hai tay giơ lên trời, chới với: - ối đừng, con lạy ngài.. ối! ối?
Hắn ngã tòm xuống hào nước. Bàn tay hắn cố gắng bíu lấy chỗ vịn trên bờ
đất trơn, nước xoáy giằng co với thân thể hắn. Tôi nhẩy đến, túm cồ áo
hắn lôi lên, hắn không ngớt kêu oan: - Lậy ngài... con có nói gì đâu. -
Không tôi đây mà, tôi là người. Hắn co rút như con tôm, mặt giấu vào
hai cánh tay: - Con có nói bậy đâu, lạy ngài? Tôi bật sáng hộp quẹt,
ánh lửa bập bùng, hắn từ từ buông tay, một khuôn mặt già, nhăn nheo,
đôi mắt lờ đờ có những tia máu đỏ. Hắn mở to mắt nhìn ngọn lửa, uể oải
đứng dậy. Hắn nhìn tôi không nói. Tôi đậy nắp hộp quẹt, lửa tắt. Từ hơi
thở lão già bốc ra mùi rượu nồng nặc. Lão lại ề à: - Như chim
l..i..ê...ền...cánh... nhức..ô..y.. l..i..ề..ri cành... Lão tập tễnh
đi, cách tôi chừng ba bước, dừng lại có vẻ nghe ngóng. Đột nhiên quay
lại phía tôi, lão đưa tay che miệng thì thào: - Này, mày có nghe thấy
gì không? Tôi lắng nghe, lắc đầu: - Có gì đâu? - Có, tiếng loa! Tôi
lắng tai nghe lại, lắc đầu nữa: - Chẳng có gì hết, tôi không thấy gì.
Đồ điếc rõ ràng có tiếng loa. Tiếng loa nói như vầy tên Việt gian
Nguyễn Văn Khôn là kẻ đại gian đại ác. Để xây dựng cách mạng, nhân dân
tuyên án chặt đầu kẻ phản bội dân tộc... Nghe thấy không, ở ngay dưới
ruộng kia.. Tôi lắc đầu, nắm bả vai lão, đẩy đi: - Thôi bác về đi,
khuya rồi. Lão đứng trầm ngâm, nói với vát: - Đêm nào cũng vậy, tao
nghe thấy hoài, từ hai mươi năm nay chúng nói hoài câu đó. Nói xong lão
bỏ đi. Lão bị ám ảnh vì một chuyện gì đó. Lão lại nghêu ngao hát. Tôi
đứng ngẩn ngơ một lát. Tôi thở phào cũng quay lưng đi, thầm nghĩ bằng
tiếng thở ra: Ôi dào, bợm nhậu hơi sức đâu... Mưa nặng hạt dần. Ngõ hẻm
tối đen, gió thổi ào ạt làm cây cối la đà. Đâu đó có tiếng chó tru...
Tiếng cầu kinh, tiếng mưa rơi rỉ rả. Ngần ấy âm thanh hòa hợp nhau nhịp
nhàng buồn nản. Hình như có nhiều ông sư cùng xướng lên một lượt. âm
thanh đó từ phía sau nhà tôi vọng lên. Tôi nằm yên, đêm tối đen. Tôi
đoán ngôi chùa phía sau nhà chắc có mở một đàn chay nào đó. Tôi liền
hình dung ra những vị sư mặc áo vàng, nối đuôi nhau vừa đi vừa niệm
Phật. Người đi đầu cầm cái thanh la nhịp nhàng gõ, người thứ hai điểm
nhịp bằng tiếng mõ. Họ cứ nối nhau đi quanh như thế suốt đêm, dưới ánh
hồng lạp âm u từ chánh điện rọi xuống. Bóng họ khi chập vào nhau, khi
dang xa, phóng lớn rồi loãng như sương. Họ cứ đi vòng tròn, đi mãi đi
mãi, nhẫn nại, thống khổ, miệng xướng lên thứ ầm thanh trầm, buồn nản.
Đôi mắt luôn luôn nhìn xuống những ngón chân trần. Cho tới khi trời
tang tảng, những ngọn hồng lạp trên chánh điện tàn lụi dần. Tiếng cầu
kinh suốt đêm đó lâu lâu tôi lại nghe thấy một lần. Những lần trước tôi
dễ ngủ, âm thanh như lời ru bất tận, kéo mí mắt tôi nặng trĩu xụp
xuống. Khi tôi bừng mở mắt ra, trời sáng, tiếng cầu kinh tắt. Nhưng đêm
nay, tiếng cầu kinh không ru tôi vào giấc ngủ, trái lại còn làm tôi
nhức nhối. Tôi giở mình, xoay tròn trên chiếc giường rộng thênh thang.
Ly cà phê đen đặc ở quán đầu Phú Nhuận hồi tối làm tôi tỉnh táo kỳ lạ.
Tôi mở mắt thao láo nhìn lên đình mùng, tôi quấn kín mền chỉ để hở đầu
Đêm mưa không khí se se lạnh. Tôi thấy lòng mình rộn rã, nghĩ bậy, ước
ao bậy. Trong đầu ộc tôi lúc này lổn nhổn những hình ảnh khêu gợi, phía
dưới thân thể tôi nóng rẩn rần, những thớ thịt tự động rung lên. Tôi ép
khít hai đùi vào nhau lăn tới góc giường, ôm lấy cái gối kẹp vào đùi.
Tôi tự nhủ, tự trấn tĩnh mình không nghĩ đến nữa. Thật khó khăn, những
hình ảnh khác chỉ mỏng manh như khói. Trời lạnh thế này nếu có một con
nhỏ nằm bên cạnh? Phải, đúng con nhỏ đó, đôi chân thuôn dâi, mũi cao và
đôi mắt màu hạt dẻ. Con nhỏ ở cuối xóm, nó như đầm lai. Thỉnh thoảng
tôi gặp nó đi rong trong xóm. Ngực và mông nó ngồn ngộn dễ sợ. Tôi nhắm
nghiền mắt, tự xỉ vả mình. Đồ đốn, nghĩ tầm bậy hoài. Tiếng tụng kinh
im bặt, tôi mở bừng mắt nghe ngóng. Chỉ còn tiếng gió reo, tiếng mưa
rơi rỉ rả. ý tưởng bậy bạ bỗng nhiên bị phân tán nhanh chóng. Phải
chăng những nhà sư đã dừng lại, họ không còn đi vòng tròn? Những ngọn
hồng lạp đã tàn lụi rồi chăng? Buổi chiều tôi đã leo lên nóc nhà ngắm
nhìn tứ phía, xem xét địa thế. Tôi mua căn nhà gần được một năm, nhưng
chưa lần nào tôi đi sâu vào trong xóm. Tôi đứng trên cao nhìn xuống,
buổi chiều thật đẹp, nắng quái chiếu qua lá cây những luồng sáng vàng
chói lói. Thấp thoáng sau rặng tre những mái lá tỏa khói lam êm đềm.
Ngay đằng sau nhà tôi là một ngôi chùa cổ. Tôi nhìn thấy chiếc sân gạch
rộng vắng bóng người. Gần đó có một ngôi nhà lợp ngói âm dương, tường
đất. Ngôi nhà ẩn sau hàng chuối rậm rạp. Tôi nghĩ đến việc mở một chiếc
cửa hậu, tôi sẽ được khu đất hoang. Thuê người dọn cỏ, quây hàng rào,
tôi sẽ có một khu vườn. Hàng xóm vẫn nói đất đai ở đây vô tội vạ ai
chiếm lấy miếng nào được miếng đó Tôi dự định làm theo họ. Những đêm
trăng sáng, tôi bắc ghế ra ngồi ở vườn sau hút thuốc lá, uống cà phê,
ngắm phong cảnh. Mình phải thực hiện điều đó bằng được, chắc cũng chẳng
tốn kém bao nhiêu. Bên cạnh nhà tôi có một ngôi mả cổ xây bằng đá ong
đố sộ, ngôi mả kiên cố như một cái thành nhỏ bỏ hoang, rong rêu mọc
đầy. Những ngày mưa, những con ốc sên to không biết từ đâu bò ra, bám
đầy trên rêu xanh. Lọt vào trong sân nhà tôi, một chiếc mả khác, cũng
bằng đá ong nhưng nhỏ hơn. Những phiến đá ong lỗ chỗ bị thời gian làm
lún sâu xuống đất, chỉ còn chừa lại bốn cái cọc hình búp sen nhô cao.
Tôi từng thắc mắc về lai lịch hai ngôi mả đó. Một tên bạn giang hồ, một
lần đến nhà tôi, nhìn thấy ngôi mả bỗng reo lên: - Nhà này có một kho
vàng, kho báu vật. Tôi ngạc nhiên, hắn chỉ vào ngôi mả: - ở dưới này,
chỉ cần bỏ một ngày công đào sâu xuống năm thước đất. Một gia tài khổng
lồ chôn theo người chết chứ không ít. Đêm đó, hắn ngôi uống rượu với
tôi ngay trên ngôi mộ cổ, hoạch định một chương trình đại qui mô. Rồi
những đêm sau nữa. Viễn tượng đào vàng mỗi lúc một lớn dần trong đầu
tôi. Chúng tôi tưởng tượng ra một cuộc sống nhàn hạ phong lưu trong
những ngày sắp tới. Đêm đêm ngồi uống rượu dưới trăng phó mặc chuyện
đời. Nhưng chuyện đó không bao giờ thực hiện được, người anh em tôi bị
chết mất xác trong một trận đánh lớn ở miền đông. Kho vàng vẫn còn đó,
và tôi vẫn tin như vậy. Câu chuyện đào vàng đành gác lại. Khi đi làm,
mỗi lúc bực mình với chủ, tôi vẫn thầm đe: "Đồ khốn, mấy ngàn bạc của
mày chưa to đâu, con ơi! Chưa biết ngày nào ông đấm b... vào, ông về
nhà đào vàng xài mệt nghỉ". Tôi miên man với ý nghĩ ấy cho tới khi
tiếng cầu kinh buồn bã lại nổi lên. Mưa vẫn không ngớt, bóng tối mông
lung, tôi thấy chóng mặt vì hình ảnh các ông sư đi vòng tròn trong đầu.
Tôi thấy ý nghĩ mình kỳ quái. Tại sao tôi cứ phải nghĩ là những ông sư
đi vòng tròn mới cầu kinh được. Tại sao tôi không nghĩ họ ngồi kiết
già. Nhưng ý nghĩ tiên khởi cứ bám chắc lấy đầu óc tôi như những con ốc
ma bám trên rêu xanh ngôi cổ mộ. Tôi mệt mỏi thiếp đi, hình ảnh những
ông sư áo vàng cầm thanh la, mõ, gõ nhịp đi vòng tròn lán quẩn trong
đầu tôi suốt giấc ngủ mệt mỏi. Khi tôi ra đi, người thợ hồ nói với tôi:
- Được thầy cứ yên tâm, chiều nay thầy về tới nhà là có cửa sau rồi.
Tôi còn dặn với, nửa đùa nửa thật: - Anh phải làm cho xong, nội trong
chiều nay, tôi về mà không có cửa là không yên với tôi đâu. Anh thợ hồ
cười nhe cả hàm lợi xám: - Mà làm chi gấp vậy thầy? Tôi nói không cần
suy nghĩ: - Hôm nay ngày rằm, tôi muốn mở cửa này để ngắm trăng. - Chỉ
có vậy thôi sao? - Vậy thôi Buổi chiều năm giờ tôi đã vội ra về. Chiếc
cửa ra vào và cửa sổ đã hoàn tất. Tôi xoa hai tay khoan khoái Tôi mở
rộng cánh cửa sổ, gió lùa vào mát lồng lộng Tôi mở tiếp cánh cửa ra
vào. Khu đất hoang hiện ra trước mắt. Buổi chiều thật đẹp, thật êm đềm
trên những mái tranh tỏa khói lam. ánh nắng chiếu lung linh trên lá cây
như bụi kim nhũ, gió làm lay động lá cây la đà. Mặt trời xuống thấp làm
mặt nước sông xa ánh vàng. Ngôi chùa vẫn vắng vẻ quạnh hiu, chiếc sân
gạch Tầu rộng vắng bóng người. Tôi bước ra hắn ngoài cửa, gai cỏ chắn
lối đi. Tôi cúi xuống vạch cỏ tìm chỗ đặt chân. Cỏ sắc xước vào da thịt
tôi rát, xót. Không chừng còn cả rắn rết đang rình núp đâu đây. Lối đi
gập ghềnh, chắc chắn từ bao nhiêu năm nay không có ai đặt chân đến chỗ
này. Một cái vấp đau điếng, tôi mất đà ngã trên cỏ. Những con kiến to
bằng đầu đũa từ trên lá cây rụng xuống người tôi. Một vài con luồn
nhanh vào cổ áo chạy lung tung trong ngực. Tôi dí tay đè nát chúng sau
lần vải. Khi ngồi dậy, tôi nhìn thấy một phiến đá xô nghiêng. Chính nó
làm tôi vấp ngã, ngón chân cái đau điếng. Tôi vạch cỏ, phiến đá được
đẽo gọt vuông vức, trồi một nửa lên mặt đất. Những hàng chữ khắc trên
đá đã mòn nhưng còn đọc được. Một tấm bia. Tôi ghé sát đọc: Trần thị
Nhan Sắc, sinh năm 1930, chết 1948. Tôi đứng dậy, nghĩ bụng trong khu
đất hoang này hẳn còn nhiều mồ mả khác. Tôi vén cỏ tìm tòi, khoảng nửa
giờ sau tôi tìm thấy gần một chục ngôi mả. Ngót chục ngôi mả trong một
khoảnh đất không tới năm mươi thước vuông. Toàn những người chết trẻ.
Họ chết trong những năm 45, 48. Tôi đang đứng trên hài cốt họ, có những
ngôi mộ không còn nấm. Buổi chiều đang tàn, mặt trời chìm dưới lòng
sông, tôi nghĩ thế, nó lặn xuống nằm ngủ yên lòng đáy nước mát mẻ sau
một ngày vã mồ hôi. Tôi vẫn thường có những phút mơ mộng như trẻ thơ.
Tôi đứng thẳng người, vươn vai. Tiếng những lóng xương sống kêu lắc
cắc. Bầu trời sẫm màu dần, gió khua nhẹ lá cây rì rào, ánh nắng còn
thoi thóp. Tôi nhìn ra căn nhà sau rặng chuối, căn nhà vắng vẻ, hình
như những người ở đó đều sống âm thầm. Tôi vạch lá tìm một lối đi nhỏ.
Tôi nhìn thấy một khung cửa sổ trấn song gỗ. Tôi vượt qua một rãnh nước
đen ngòm, tới sát tường nhìn qua cửa. Căn nhà hoang, tường đất xiêu
vẹo, có chỗ tường lở nhìn xuyên được ra sông. Trên nền nhà bằng đất bừa
bãi rác rưởi, những mảnh vải trắng, đèn cầy, vài cánh hoa héo. Hình như
tất cả những rác rưởi đó còn mới, ai mới liệng ra vung vãi bồi đêm rồi.
Căn nhà bao phủ không khí lạnh lẽo âm u. Tôi phân vân, không có ai ở
đây sao? Tôi nhíu mày, lắng nghe. Có tiếng chân ai đó đang lạo xạo bước
trên lá cây âm thanh đô không phải từ phía sau lưng tôi mà từ phía bên
kia căn nhà, nơi mặt tiền nhìn ra sông. Rồi, một bóng người hiện ra,
một lão già, chính lão già say rượu tôi gặp đêm rồi ngoài ngõ. Lão đứng
nghiêng ngó vào nhà. Khuôn mặt lão tối, tôi chỉ nhìn thấy đôi mắt, mái
tóc và những sợi râu bạc. Tôi đứng sát tường xem lão làm gì. Lão nhìn
đống rác, đi thẳng vào nhà, đá tung rác rưởi. Đột nhiên lão bật ra một
câu chửi thề: - Đ M. hết trơn hà! Có vẻ thất vọng, lão ra cửa, ngồi
xuống thềm, quay lưng lại phía tôi, mặt hướng ra sông. Lão lẩm bẩm nói,
giọng than vãn: - Mới lai rai ba sợi hồi trưa mà ngủ dữ, nếu biết sớm
đâu đến đỗi. Lão nói xong, im lặng thật lâu. Lão ngồi như tượng đá. Lão
gầy ốm, chiếc áo đen bận trên người bạc phếch. Tôi nổi tính tò mò, muốn
biết lão già tìm kiếm cái gì trong ngôi nhà hoang này giữa đống rác
rưởi bừa bộn kia. Tôi rời chỗ nấp, bước thật nhẹ để khỏi gây tiếng
động. Tôi luồn qua một khoảng tường vỡ nhẹ nhàng vào nhà, lão già vẫn
không hay biết. Tôi gây một tiếng động nhỏ, lão già nghe ngóng nhưng
vẫn không quay lại. Tôi tằng hắng, lão già chồm lên, quay phắt lại đôi
mắt trợn trừng khiếp sợ. Lão há hốc mồm nhưng như á khẩu. Tôi tiến tới,
mỉm cười: - Xin lỗi, tôi làm bác giật mình. Vẻ khiếp sợ vẫn hằn trên
khuôn mặt già cỗi: - Ông... Ông... là ai? Vào đây lúc nào? Khuôn mặt
lão dịu dần, lão thở phào vuốt ngực, bàn tay có những móng dài bẩn
thỉu, khô khan như rễ cây: - Ông làm tôi hết hồn, gặp ông hoài toàn
trong những mửng này, có bữa tôi đứt mạch máu chết tốt. Tôi cười dễ
dãi: - Tôi cũng gặp bác hoài à, tôi tưởng bác không nhận ra tôi chớ?
Lão già đứng dậy: - Người lối xóm mà, mới cũ gì tôi đều biết hết trơn.
Tôi nói "vậy hả " rồi ngồi xuống cạnh lão thán mật gợi chuyện: - Chắc
bác ở đây lâu lắm rối? Lão già nhìn ra sông, mặt nước sông buổi chiều
óng ánh như tráng kim nhũ: - Lâu lắm rồi, tôi không còn nhớ... à mà tôi
sinh trưởng ở đây, lớn lên ở đây và rồi có lẽ cũng sẽ chết ở đây, như
ông cha tôi vậy. Giọng lão già trầm xuống, người lão tỉnh táo hơn bao
giờ. Lão nói giọng lơ đãng: - Nhà cửa trong xóm này mỗi ngày mọc lên
một nhiều. Lão giơ tay chỉ bao quát một vùng trước mặt: - Ông biết
không, ngày xưa nơi đây rậm rạp như rừng. ừ, đúng là rừng, những con
rạch chạy ngang dọc khắp xóm. Dưới cù lao kia là bãi tắm voi, bên kia
sông là bãi tắm ngựa, voi chiến, ngựa chiến. Vậy mà bây giờ... Lão già
bỏ lửng câu nói, đôi mắt lão nhìn xa xôi. Những ngón tay như rễ cây của
lão tần ngần lồng vào nhau. Lão bẻ lóng tay kêu lắc cắc: - Mấy giờ rồi
ông? Tôi không nhìn đồng hồ đeo tay, trả lời phỏng chừng: - Độ sáu giờ,
còn sớm mà. Bỗng nhiên lão già hỏi: - Ông ra đây làm gì? Tôi chỉ ngược
lại phía sau lưng: - Nhà tôi mới mở cái cửa hậu, phía trước ồn ào quá
nên tôi muốn ra phía sau yên tĩnh hơn. - Hèn gì. - Tôi muốn chiếm khu
đất trống kia làm vườn để lâu lâu đêm sáng trăng ra ngồi nhậu đế. Lão
già bỗng cười rung những sợi râu bạc ở cằm: - Ông cũng biết nhậu? - Tôi
nhậu hoài. Lão già nói "vậy hả" rồi tiếp tục về khu vườn: - Ông gặp
toàn mồ mả, phải không? Tôi trả lời "đúng vậy " và nói không còn ý định
làm vườn nữa. Giọng lão già tranh cãi: - Không ăn thua gì, mình sống
toàn trên xương cốt thiên hạ không. Ông tưởng cái nhà ông ở không có mả
sao? Thiếu giống. Ngày xưa ở đây là một bãi chiến trường. ở đâu có hơi
người là ma quỉ tự khắc đi hết. Lão nhìn vào bức tường đổ nát của căn
nhà hoang: - Hồi trước căn nhà này có một gia đình hai vợ chồng và một
đứa con trai nhỏ. Hai vợ chống không phải người xóm này, họ ở đâu đến
mua đất làm nhà ở đây Người vợ trẻ và đẹp. Khi Tây càn quét vào đây cả
gia đình bị bắt. Đứa bé bị chúng đập đầu vào mả đá kia tan sọ rối xé
tan xác. Người chồng bị trói ném nằm một xó, chị vợ bị đến mười lăm
thằng Tây vừa đen vừa trắng hãm hiếp trước mặt chồng... Đôi mắt lão già
ánh lên nét kinh hoàng: - Tôi còn nhớ như in mà, tôi nằm dưới đường
mương kia, bên trên có lá bao phủ. Tôi nghe rõ tiếng rên la của người
vợ, tiếng chửi bới của người chồng, tiếng cười man rợ của tụi mọi đen
trắng. Cuối cùng cả hai vợ chồng bị chúng giết nốt. Tôi nghe rõ cả
tiếng rú thất thanh của họ. Khi chúng đi khỏi, tôi mò lên, thật khiếp
đảm ông ạ. Lão già chỉ ngay chỗ tôi đang ngồi: - Người vợ nằm chết ở
đây, một nhát lưỡi lê rạch suốt từ âm hộ lên tới ức, ruột gan lòi ra cả
đống, hai vú bị cắt ném ra góc nhà, máu lênh láng. Còn người chồng nằm
chết gục ở kia, hai mắt bị khoét, cổ họng bị đâm nát bấy, khắp người bị
băm ra, con cu cũng chẳng còn nguyên vẹn. Tôi chặc chặc lưỡi, nói khiếp
thế, dã man quá. Lão già nhìn ra một bụi rậm phía trước mặt: - Tôi
thương tình đào hố chôn họ ở bụi rậm đó, cả xác của đứa nhỏ nữa. Từ đó
căn nhà này bỏ hoang, không ai dám đến ở vì có ma, nhiều người nói ban
đêm họ thấy nhà này vẫn sáng đèn. Người chồng mặc bộ bà ba trắng đọc
báo, người vợ ngồi cạnh may vá còn đứa con nhỏ lê la dưới đất. Cảnh
tượng hệt như khi họ còn sống. Tôi thấy rợn khắp người, lão kể thản
nhiên, bình tĩnh và chân thật: - Căn nhà này bỏ hoang suốt từ đó đến
nay, dễ thường gần hai chục năm, lâu lâu nhà chùa dùng một lần. - Nhà
chùa dùng làm gì vậy? Bỗng nhiên lão già nhìn tôi hỏi: - Đêm qua ông có
nghe tiếng tụng kinh gõ mõ không? - Có họ tụng kinh suốt đêm. - Họ tụng
kinh ở đây! Không phải ở trong chùa sao? - Không, họ tụng kinh siêu độ
cho một xác chết mang tới đây trước khi nhập quan, tụng kinh luôn cho
những linh hồn uổng tử quanh đây. Tôi thấy rợn tóc gáy: - Ghê quá nhỉ,
hồi đêm tôi nghe thấy họ tụng kinh hoài, tôi cứ ngỡ trong chùa cúng.
Lão già vẫn ngồi thản nhiên, tư lự nhìn ra khúc sông và bầu trời sẫm
màu dần. Bây giờ tôi mới hiểu tại sao lão già vào bới đống rác, có lẽ
lão muốn tìm đồ cúng kiễng bỏ lại. Tôi chỉ đoán vậy thôi chớ không hỏi,
tôi tránh làm lão phật ý. Lão già đứng dậy, ngáp, vươn vai, nói: - Gần
tối rồi đó. Tôi đề nghị mời lão ra đầu xóm nhậu. Lão cười, nhe hàm răng
khấp khểnh chiếc còn chiếc mất: "Số dách! " Bóng tối phủ nhờ nhờ khuôn
mặt lão làm những vết nhăn trên trán thêm sâu. Khi đi qua khu đất
hoang, lão nói: - Hồi cách mạng ở đây Việt Minh giết biết bao nhiêu
người. Đêm đến họ đưa tội nhân ra ruộng bắc loa tuyên án rồi chém đầu.
Chính tôi cũng bị giết hụt nữa. Tới cửa tôi giữ lão lại, hỏi: - Tại sao
bác không bị chúng giết? Lão cười hì hì: - Mấy tướng tự vệ bắt nhầm
tôi. Chúng đi bắt thằng Việt gian Nguyễn Văn Khôn nào đó, nhè tôi tên
Nguyễn Văn Khuâng, khi nghe đọc bản án thấy không phải tên mình tôi
mừng hũm, tôi la chói lói kêu oan, chúng tính giết đại cho xong, may
nhờ có thằng biết mặt tôi xin cho chớ không bây giờ tôi thành đất rồi.
Mẹ, mạng người hồi đó rẻ như bèo, chúng muốn giết ai là giết hà. Tôi
còn nhớ như in đêm hôm đó, tôi sợ đến đái ỉa ra quần. Nghĩ đến con dao
mã tấu cùn tôi còn rợn ở ót. Có người chúng chém đến cả chục nhát không
đứt đầu. Đêm đến người trong xóm nghe tiếng loa đều nằm im không dám
cựa, sau đó nghe tiếng thét hãi hùng của từng nạn nhân, tiếng chửi rủa.
Ông biết họ chửi ra sao không? Tôi lắc đầu. Lão già nhăn mặt, đôi mắt
kinh hoàng: - Đ M quân cướp cạn, mày chém tao một nhát cho chết đi.
Trời ơi là trời Tiếng chửi rủa của cả chục người chớ không ít, dai dẳng
cả tiếng đồng hồ. Ngày hôm sau dân ra xem, nhiều người chưa đứt hẳn
đầu. Khiếp quá ông ơi? Rồi đến chính phủ Nam Kỳ Quốc, bọn tay chân
chúng nó trả thù mới rùng rợn, cỡ Bắc kỳ như ông, chúng trùm bao bố đập
đầu chết như đập đầu cá lóc Trời tối dần.Tôi mời lão vào nhà. Lão đứng
lại trước hai cái mả đá, nói: - Tôi biết hai cái mả này mà. Tôi mời lão
điếu thuốc lá. Tôi nói: - Chắc mả ông tướng nào hồi xưa. Lão già hỏi
một câu bất chợt ngoài câu chuyện: - Mình có đi nhậu không? - Đi chớ,
chờ tôi khóa cửa. Tôi và lão già ra ngoài. Trời tối hẳn, gió mát hây
hây. Những đứa trẻ đang chơi, ngưng đùa nghịch. Chúng nhìn tôi, nhìn
lão già. Chúng lên tiếng trêu chọc lão. Lão dừng lại nạt nộ, lũ trẻ
càng cười dữ. Tôi ghét cay đắng lũ trẻ trong xóm. Nhưng thỉnh thoảng
tôi vẫn phải cười với chúng, xoa đầu chúng, đôi khi phải cho tiền để
chúng khỏi phá phách. Tôi dừng lại rút mười đồng đưa cho thằng lớn nhất
bọn: - Nè, cho tụi bay, chia nhau. Quả nhiên chúng buông tha chúng tôi.
Chúng bu lấy đứa cầm tiền. Lão già vừa đi vừa nói: - Con nít ở đây mất
dậy quá trời! Khi đi đến lòng hẻm sâu, hai bên tre mọc cao, một đứa con
gái đi ngược chiều lại. Đứa con gái lai, có đôi chân dài, đôi mắt màu
hạt dẻ và chiếc mũi cao. Nàng đứng lại, lão già cũng đứng lại. Đứa con
gái lên tiếng:. - Tía đi đâu đó? Lão chỉ tôi: - Ông này mời tao đi
nhậu, sao hôm nay mày về sớm vậy? - Hết việc tía à. Lão chỉ nàng giới
thiệu: - Con gái tui đó, hai cha con tui sống với nhau. Đứa con gái
nhìn tôi cười, hàm răng đều trắng bóng. Bóng tối loáng thoáng trên mặt
nàng. Tôi nhìn nàng rồi nhìn lão già xấu xí. Nhan sắc nàng lồ lộ không
có một nét nào giống lão. Nàng khoảng mười bảy mười tám tuổi. Và tôi
chợt hiểu. Tôi nói cho đỡ trống trải: - Tôi gặp con gái bác đi trong
xóm này luôn. Lão nói "vậy hả? Thiệt duyên kỳ ngộ". Lão kéo tay tôi đi,
ngoái cổ lại dặn con gái: - Lát để cửa tao "dĩa" nghe Đầm. Nàng khẽ cúi
chào tôi. Khi nàng đi khỏi, lão già nói: - Con nhỏ ngộ há ông, nó chưa
chịu lấy chồng, nó thương tui lắm, nó không muốn lấy chồng xa. Lão quay
lại nhìn tôi, cười một cách vô cớ: - Tôi cũng ưng gả chồng làm ăn đàng
hoàng cho nó. Lão đi cạnh tôi, im lặng một lát. Lão nói: - Sao ông chưa
chịu lấy vợ? Tôi nói: - Tôi chưa ưng ai. Lão nói: - Ông kén quá! Tôi im
lặng cho tới khi bước chân vào quán nhậu chú Lì. Trời đã tối hẳn. Lão
già khà một tiếng sau khi nốc cạn ly đế. Lão dằn mạnh cái ly xuống bàn
gây một tiếng động nhỏ: - Ngày xưa, khi loạn quân Lê Văn Khôi nổi dậy,
chống lại quân triều đình ở vùng Gia định này, chính ông cố nội tôi là
lính của ngài. Thành Gia Định bấy giờ rộng lớn lắm, phải tính luôn cả
Sài Gòn, Chợ Lớn bây giờ. Lão già nhìn ra ngoài trời tối, chỉ tay một
vòng: - Tất cả vùng này là thành trì của ổng, quân triều đình phải dẹp
mấy năm mới yên, nói ví thử ngài Lê Văn Khôi không chết sớm thì còn lâu
quân triều đình mới thắng nổi. Ông cố nội tôi nói thế mà. Khi thắng
trận, quân triều đình giết hại biết bao nhiêu là người dân vô tội, có
đến năm trăm nghĩa sĩ tự sát chết theo thành. Mả ngụy chôn dài dài khắp
Gia Định. Còn hai cái mả đá trong nhà ông, tôi biết, ông cố nội tôi có
kể lại tới ngày nay tôi còn nhớ rành rọt, vì tôi có kể lại nhiều lần
cho bà con lối xóm nghe chơi. Tôi tiếp đồ nhậu vào chén của lão, rớt
thêm rượu: - Bác biết rõ thiệt sao? Men rượu làm lão sừng sừng, tiếng
nói của lão trở nên lè nhè: - Vậy ra "chú nghĩ tôi không biết gì ráo
trọi? Thằng này ở đây lâu quá rồi mà, mấy thứ vặt đó mà không biết thì
biết cái gì. Tôi vỗ về lão: - Tôi đâu có định nói thế, tôi chỉ là thứ
sinh sau đẻ muộn... - Khà khà chú em ăn nói đàng hoàng hết sức vậy đó
tôi càng ưng gả con gái cho chú. E, bà con, chú này là thằng rể tương
lai của tôi đó. Bảnh hôn, bà con? Lão già cười rung cả chòm râu bạc.
Những người trong xóm cũng cười theo, họ nhìn tôi. - Con gái anh mà lấy
được chồng chịu ăn nhậu như vậy là phước. Nhậu tỉnh chớ không nhậu say
như anh. Chú Lì vừa châm đế vào xị vừa nói đùa. Lão già vỗ tay đen đét
vào đùi cười rầm rĩ: - Không ngờ về già tôi sướng ta, số được nhờ con
gái. Bỗng nhiên lão nắm tay tôi: - Con ơi con, con ở đâu tới đây để nên
duyên chồng vợ trong cái xóm hẻo lánh này. Con xứng đáng lắm, con là
dân Bắc kỳ phải không? Ngày xưa ngài Lê Văn Khôi cũng là dân Bắc Kỳ,
ngài có cọng rau muống lòng thòng ở lỗ đít, con có không? Mọi người
cười cái rầm, tôi ngượng chín người. Cũng sừng sừng men rượu, tôi nói
mạnh luôn: - Con gái bác ở đâu lạc vào xóm này? Nó là đồ nhập cảng ở
bên Tây, một thằng lính Lê Dương nhập cảng vào vợ tao, vợ tao đẻ ra nó,
nó lại là con tao. Đồ Tây "o-li-din" quí lắm chớ bộ. Vậy mà tao nuôi nó
bằng giá sống đó. Hà, hà, duyên kỳ ngộ. Tao không đòi gì hết, vợ chồng
mày chỉ cần cho tao mỗi ngày một bữa nhậu xoàng. Tao sẽ làm vườn cho
mày, sửa nhà và trông con cho mày. Vậy thôi. Tôi nói dút dạt vậy đó, có
bà con đây làm chứng. - Nhưng con gái bác không ưng tôi thì sao? - Ưng,
ưng liền, nó chịu mày hết sức vậy đó, nó có nói với tao. Tôi hoang
mang: - Nói với bác hồi nào vậy? - Nó nói mày là người đàng hoàng, dân
thầy chú. Nó mới nói với tao mấy hôm rày. - Vậy đâu đã chắc cô ấy ưng?
- Ưng là cái chắc, tao rành đời mà mày, nghe nó nói cái, tao hiểu liền,
tao biết nó để ý đến mày, tại sao nó không nói gì đến những thằng khác
trong xóm. Nhưng con gái nó đâu có nói ra miệng, tâm lý mà mày. Mày khù
khờ vậy thì biết bao giờ mới có vợ. Tao cho mày ba ngày o nó. Nó xinh
đẹp vậy mà chưa xứng với mày sao, hay mày khi bố con tao nghèo? Tôi
xuống giọng an ủi lão: - Đâu có chuyện đó, tôi cũng biết điều mà bác,
chỉ bởi tại tôi khù khờ. Lão cười khà khà khoái chí tử. Lão uống rượu
tràn cung mây. Những người nhậu lai rai ra về, tôi và lão già vẫn ngồi
uống. Lão nói huyên thuyên từ chuyện nọ sang chuyện kia. Lão trở lại
chuyện ngôi mộ đá trong nhà tôi: - Một đêm kia, hổ tướng Phan Nhà của
ngài Lê Văn Khôi đang ngồi uống rượu ngắm trăng với phu nhân thì quân
vô báo có bọn quân binh triều đình tới khiêu chiến dưới thành. Tướng
quân Phan Nhà nổi giận, bóp nát ly rượu trợn mắt quát:"Cha chả là tức,
đêm hôm khuya khoắt bọn gà chết còn muốn đánh nhau, vậy để ta ra xách
vài cái đầu về cắt tai nhậu chơi". Nói xong, tướng quân xách đao nhẩy
lên ngựa không thèm mặc giáp trụ. Ngài không quên dặn phu nhân hâm rượu
nóng chờ ngài về cùng vui. Đơn thương độc mã ngài phóng như bay ra trận
tiền. Quân trên thành giục trống trợ oai hùm. Qua giờ tí, ngài phóng
ngựa trở vào thành, trên cồ ngựa treo lủng lẳng đầu lâu, trong đó có cả
đầu tướng địch. Ngài vừa cười ha hả vừa phóng ngựa như bay. Khi phu
nhân nhận thấy chồng về thì tất tả ra đón. Ngài ngồi trên ngựa ngửa mặt
nhìn trăng cười ha hả, ném đầu quân địch xuống cho ba quân xem. Dứt hồi
cười, ngài té nhào xuống ngựa. Lúc đó mọi người mới nhận ra ở lưng ngài
ghim một mũi tên, máu chảy ướt đầm chiến bào. Ngài nhìn quân tướng xung
quanh mím môi trợn mắt nói: "Ta buồn vì không bị địch giết mà bị chính
quân nhà, trong bọn ngươi có kẻ bội phản, tiếc cho chí lớn của ngài Lê
Văn Khôi, ôi mộng bá vương..." Đôi mắt ngài dịu lại khi nhìn thấy phu
nhân, phu nhân khóc nức nở. Tướng quân Phan Nhà buồn bã:"Phu nhân ơi, ở
lại ta đi, mộng lớn của ta đến đây là dứt". Nói rồi ngài nhắm mắt, hơi
rượu vẫn chưa hả. Lão già khà tuôn miệng, lão chóp chép. Tôi hỏi: - Sao
bác biết chuyện đó? - Ông cố nội tao phục vụ dưới trướng ngài, chính
ông chứng kiến. Tao nghe chuyện này đến thuộc lòng. Thiệt là một dũng
tướng có một không hai. Lão hớp thêm ly rượu nữa: - Sau khi chôn cất
xong, phu nhân thương nhớ chồng cũng tự tử chết theo, vẹn tình vẹn
nghĩa. Khi đó ngài Lê Văn Khôi còn sống, chôn cất hai người cạnh nhau
để sống làm chim liền cánh, chết làm cây liền cành. Đó chính là hai
ngôi mả đá trong nhà mày hiện nay. Tôi thắc mắc: - Nếu tôi không lầm
thì sau khi thành Gia Định bị phá, quân binh đến nhân dân trong thành
đều bị tàn sát, đến độ mả ông Lê Văn Duyệt, bố nuôi của Lê Văn Khôi
cũng bị khai quật trị tội thì ông cố nội của bác làm sao sống được để
kể lại chuyện này. Lão già đặt ly rượu xuống bàn: - Một ổ kiến ai có
thể giết được hết không bỏ sót con kiến nào, ông cố nội tao sống sót
như con kiến, trốn chui trốn nhủi ở vùng này, riết thành quê hương
luôn. Tôi gật đầu nói "có lý, có lý". Đêm khuya dần. Trăng sáng vằng
vặc ngoài nghĩa địa. Những cây thập tự giá trắng toát dưới ánh trăng
bạc. Tôi và lão dìu nhau về. Trên con đường gập ghềnh lão lè nhè hát:
Như chim liền cánh, như cây liền cành... Tới một khúc quanh bỗng nhiên
lão hỏi tôi: - Mày nghĩ sao lại mua nhà tuất tận trong xóm này? Tôi
nhìn con đường gập ghềnh thấp thoáng bóng trăng: - Tôi nghe nói ít lâu
nữa chính phủ sẽ phóng một con đường qua xóm này, đâm ngang từ đường
Chi Lăng sang Tân Định, căn nhà của tôi sẽ có giá trị vì ở ngay cạnh
lộ. - Thiệt vậy sao? - Thiệt mà. - Con đường chúng ta đang đi đây xưa
là đường của voi chiến đi tắm, vòi đi riết thành đường cho người Lão
già đưa mắt nhìn khắp vùng: - Đâu có ai ngờ xưa kia nơi đây từng là bãi
chiến trường, sông máu núi xương, nơi đây vợ con tao đã chết, bao nhiêu
người đã chết. Ngày xưa loạn quân Lê Văn Khôi... Hai chục năm trước là
bưng biền của Việt Minh, ma quỉ đã hoành hành ở đây...Tao biết nhiều
quá bao nhiêu là biến cố, bao nhiêu là thay đổi... Đọ, đọ tao lại nghe
thấy tiếng loa rồi... Tao không muốn chúng trở lại đây, mày thấy đó,
hết đất chôn rồi.. Tao cũng cần một nấm mồ... Lão già lắc đầu liền
liền, giọng lão trở nên hổn hển và nét mặt kinh hoàng: - Tao cứ uống
rượu vào là nghe thấy tiếng loa, kỳ quái thiệt. Lão già từ giã tôi, lão
đi xuống con dốc, ở đó thưa thớt cây cối. Tôi nhìn theo, bóng lão mờ
dần dưới ánh trăng bạc. Tiếng nói của lão văng vẳng từ miệt ruộng cạnh
bờ sông vọng lên: "Tên Việt gian Nguyễn Văn Khôn là kẻ đại gian đại ác,
để xây dựng cách mạng, nhân dân tuyên án chặt đầu kẻ phản bội". Từ hai
mươi năm nay, tiếng loa cứ sống mãi trong đẩu lão già hằng đêm. Tôi
chợt liên tưởng đến những nhát mã tấu chém xuống, những tiếng thét hãi
hùng. Sáng ngày hôm sau người ta nhìn thấy những cái đầu chưa lìa khỏi
cổ. Bất chợt tôi đưa tay sờ cổ và rùng mình. Tóc gáy tôi dựng đứng. Con
đường sáng bạc ánh trăng mù mù sương đêm. Bóng lão già kỳ quái đã mất
tăm. Đêm chuyển mình trong tiếng đại bác từ phương xa vọng về. Rượu
ngấm. Tôi hoa mắt ôm đầu chệnh choạng trở về Tôi nghe như có tiếng sắt
thép khua động đâu đây, tiếng mã tấu xé gió vụt xuống. Tiếng thét hãi
hùng. Tôi lao đao gục ngã dưới chân dốc. Tôi mơ hồ cảm thấy móng tay
mình cào xuống đất lạnh. Nắng tắt sớm vì những đụn mây đen kéo về phủ
kín bầu trời. Gió lặng không khí bỗng trở nên oi bức lạ thường. Một
trận mưa có thể thình rinh ập xuống. Trên những cành cây sao trụi lá,
hàng chục con chim kền kền đứng củ rũ nhìn xuống khu nhà xác, cây khô
héo vì đã chết lâu ngày. Bao nhiêu năm nay dân ở quanh khu nhà xác
không thấy cây mọc lá. Có người nói hồi bốn lăm, khu này bị bom, cây
cháy và chết khô luôn từ đó. Cây quá cao, nặng, đất lại mềm, người ta
khám phá ra nhiều đường nứt phát xuất từ gốc cây. Một dạo dân quanh nhà
xác la hoảng vì sợ cây đổ đè xập nhà. Người có trách nhiệm viết bài nhờ
đăng báo kêu gọi bộ Công Chánh tới triệt hạ cây. Nhưng bài báo đó không
gây nổi tiếng vang, mất tâm như viên sỏi ném xuống ao. Riết roi không
ai để ý đến việc đó nữa. Cây chết vẫn đứng trơ, cành khô vươn ra bốn
phía như những cánh tay xương. Và những con chim kền kền, có lẽ là chim
cùng loại, không biết từ đâu bay tới đậu đầy trên những nhánh cao. Mỗi
con đứng riêng rẽ một cành, chúng bất động, chỉ khi nào cửa nhà xác mở,
xác chết mang vào hoặc khiêng ra mới làm chúng kêu lên quang quác, cánh
vỗ phạch phạch, tung mình bay lượn vòng tròn trên khu nhà xác. Chúng xà
thấp, lướt trên xác chết. Đôi cánh chúng quạt mạnh làm mát mặt người.
Gã lao công coi nhà xác lại ngẩng lên chửi: - Đ M chúng bay, bộ thèm
lắm sao, tao mà có quyền tao cho tụi bay tuốt luốc, đỡ chật đất chôn.
Chiều hôm nay những con chim đậu bất động, chi riêng cái cổ ngó ngoáy
nhìn bốn phía. Mùi hôi khăm khẳm từ khu nhà xác xông ra, tỏa khắp một
vùng. Chiều hôm qua hai chuyến xe nhà binh vừa đổ xuống ngót sáu chục
xác chết đã thối, những xác chết đó được bao kín trong bọc ni lông, vậy
mà mùi hôi vẫn xì ra. Ban đêm xóm nhà xác vang động tiếng búa, tiếng
đục, tiếng cưa. Họ phải hoàn thành gấp hàng áo quan. Công nhân đào
huyệt làm việc luôn tay, rảnh tay kéo nhau ra quán cóc ngồi nhậu đế lai
rai. Nửa đêm lão già coi nhà xác cầm xị rượu ngất ngưởng đi ra. Lão say
mèm, lão hát líu lo, lão nhẩy nhót băng qua những nấm mồ mới nhấp nhô,
như bóng quỉ. Những con chim to xác đậu trên cành cây cao thấy động vỗ
cánh phành phạch và kêu quang quác. Tiếng kêu lạnh lẽo khô khan. Chúng
tung mình bay lượn trên nền trời tối đen, xà thấp, có lúc như muốn bổ
nhào xuống đầu lão già. Lão vung tít chiếc chai không, chửi bới om xòm:
Mẹ cha tụi bay, còn lâu các con mới được đớp, xéo đi nơi khác kiếm ăn,
ở đây có mà hít hơi thối thôi các con ạ. Để xác chết cho tụi bay thanh
toán thì dân vùng này chết đói ráo trọi sao? Những cánh chim dang rộng,
đen, lao bổ xuống đầu lão già, chúng không mổ vào đầu lão, không tấn
công mà chỉ làm lão mát mặt. Lão già cười xằng xác: - A ha, mát quá!
Mát quá! Quạt nữa đi các con để bố già ngủ. Lão lăn ình ra sàn gạch
bông hàng hiên nhà xác, tu đế ừng ực Một lát sau lão ngáy pho pho. Đàn
chim vẫn bay lượn, chúng đậu trên nóc nhà xác hít hơi, vỗ cánh phành
phạch. Nửa đêm lão già bỗng kêu rú lên, ôm lấy mặt. Đôi cánh đen trùm
nửa người lão, chiếc mỏ khoằm của con chim vừa xả vào mặt lão, trúng
ngay con mắt. Lão hét lên, chống trả kịch hệt. Con chim bay lên. Lão ôm
mặt, lao mình vào bóng tối, chạy xuyên qua nghĩa địa vào xóm. Lão kêu
la rầm rĩ làm cả xóm thức giấc. Họ bật đèn sáng, mở toang cửa nhìn ra.
Lão già điên cuồng: - Chết tôi rồi, bà con ơi! Một người đàn ông tung
cửa chạy ra, ôm lấy lão rối rít: - Gì đó, bác Sáu? Gã giằng tay bịt mắt
lão ra: - Trời ơi, máu? Sao vậy? Lão già giẫy đành đạch: Chết tao rồi,
chim, những con chim mổ lòi tròng tao. Khốn nạn, bất nhơn, tụi chúng
tưởng tao là xác chết. Thêm ba người đàn ông từ xưởng hòm chạy ra ôm
lấy lão. Khi đó máu ở mặt lão chảy chan hòa. Lỗ mắt mất tròng sâu hoắm.
Họ dìu lão vào nhà, đặt nằm trên đi văng: - Phải cấp cứu ngay! - Mẹ,
mất trọn tròng mắt, may mới bị một bên. Một người đàn bà cầm khăn vừa
lau máu cho lão vừa đắp lên mắt. Lão rên rỉ. Sáu cánh tay trần, cứng
như thép dần lão xuống mới giữ nổi. Lão quằn quại, giẫy đạp kêu la, đập
chân thình thình trên đi văng, làm náo động cả xóm. Y tá Chín trong xóm
xách thùng thuốc cấp cứu chạy đến, rẽ đám đông bu cửa, vào nhà: - Các
người dang ra để tôi coi. Gã mở thùng thuốc lấy bông gòn tẩm an côn,
lau rửa, đắp lên mắt. Lão già xót, giẫy lên đành đạch. Y tá Chín hét ra
lệnh: - Nằm yên để người ta băng cho, phải sát trùng chớ. Anh em giữ
chặt cho tôi, còn phải chích thuốc cầm máu, thuốc giảm đau. Lão thầy
cúng kiêm thầy pháp trong xóm cũng có mặt. Lão ngó qua cửa, lắc đầu: -
Thánh thần ơi! Bọn chim này lộng quá rồi, mới hôm qua chúng nó xơi tái
con chó nhà Hai Thợ. Riết rồi chúng làm luôn cả người sống, nhà nào có
con nít phải coi chừng... Y tá Chín băng mắt và chùi máu cho nạn nhân
xong, nói với bà con lối xóm đang bu quanh: - Phải mang bác Sáu đi nhà
thương gấp. Một người cãi: - Mang sao được giờ này, khoan chờ một giờ
nữa, hết giới nghiêm. - ừ thôi cũng được, vô nhà thương họ cũng chỉ làm
như tôi vậy thôi. Để chả nằm nghỉ ít phút không hại gì. Thầy giáo Lượn
nhìn ra ngoài cửa, hướng lên phía ngọn cây sao chìm trong bóng tối chặc
lưỡi: - Chà, phải tìm cách diệt bọn này, chúng lộng quá rồi. Y tá Chín
ngồi xuống đi văng an ủi nạn nhân. Nạn nhân vẫn quằn quại rên rỉ, chửi
lảm nhảm. Anh Bẩy Xê ra cửa nạt đám người hiếu kỳ: - Các người về chớ,
đứng xem gì đây, liệu mà giữ lấy thân. Đám đông từ từ rút lui, họ sát
vào nhau, nhìn lên cây cao bàn tán về những con chim quái ác và tai nạn
vừa xẩy ra cho bác Sáu coi nhà xác. Đêm vẫn còn tối đen. Buổi tối, các
đạo tì, âm công, thợ đóng áo quan rảnh rang kéo nhau ra quấn nhậu lai
rai ba sợi. Quán ở đầu hẻm, chuyên bán đế và rượu rum Vĩnh Sanh Hòa.
Món bia ở đây coi như đồ bỏ, vì không ai thèm uống. Dân nhậu toàn là
những tay có thể tu nguyên xị đế một hơi mà vẫn ngồi tỉnh. Qua hết
nguyên lít người say mặt tím ngắt lại rồi từ từ đổ xuống, không một
tiếng la lối hay phá phách. Đồ nhậu phổ thông nhất vẫn là món canh chua
lươn, trộn rau chuối và phi hành thơm ngậy, món canh có thể ăn với bún
no bụng. Anh Bẩy Lươn Um chủ quán là một người đàn ông đứng tuổi, tóc
hoa râm, tối ngày ở trần, cái quần đùi đen rộng thùng thình ngắn ngang
đầu gối, khăn rằn ri vắt vai, mặt và người đỏ như mặt gà chọi. Miệng
luôn luôn phì phà cái ống đót tiện bằng xương beo lên nước vàng. Tay
anh cầm cái ly cối đầy rượu Vĩnh Sanh Hòa đi từ bàn này sang bàn khác.
Bọn khách nhậu là người trong xóm, như có bổn phận, mỗi tối đều đến,
mỗi lúc một đông. Họ bận quần áo đen, có xọc trắng, những chiếc kết đội
đầu cũng màu đen, huy hiệu kim tuyến thêu hoa lá cành. Họ lột mũ ra
liệng chúng ở một cái bàn trống. Hai Thợ, một gã trong bọn lên tiếng: -
Anh Bẩy à, sửa soạn đồ nhậu cho nhiều nghẹn. Hôm nay anh trúng mối đa.
Bẩy Lươn Um khật khưỡng đi ra: - Nhấp nháy mà các cha, có chuyện gì đó?
- à vụ cha Sáu nhà xác và mấy con chim. - ứa, mấy con chim, mấy con ác
điểu. Nói xong Bẩy Lươn Um ngửa cổ nốc một hơi cạn gần nửa ly cối Vĩnh
Sanh Hòa. Đám âm công, đạo tì nhao nhao mời: - Anh Bẩy ngồi luôn đây
nhậu với bọn này cho vui. Bẩy Lươn Um khà một cái: - ấy cái đó hổng
được, tôi mà không để mắt vào mấy món nhậu ở nhà bếp là hư hết ráo. Từ
bao nhiêu năm nay, chưa có một khách hàng nào mời được Bẩy Lươn Um ngồi
chung bàn. Anh luôn luôn tìm cách này hay cách khác từ chối. Khách hàng
thì không nghĩ thế, họ cho rằng anh coi thường lượng nhậu của họ. Bẩy
Lươn Um cầm ly cối, luôn luôn châm đầy, trong khi khách hàng ngã như
chuối thì anh vẫn tỉnh khô, vẫn cười khà khà ngồi ở một góc bàn trống,
lâu lâu góp một lời vô hại. Anh chưa từng chê bai tửu lượng khách nhậu.
Anh im lặng, nhũn nhặn, chính điều đó làm các bợm nhậu trong xóm tức ói
mật. Có người ngầm so tài với anh bằng cách ngầm uống đua cùng lúc Bẩy
Lươn Um cầm ly cối đầu tiên trong ngày. Họ ngồi từ sáng đến tối, khi
Bẩy Lươn Um buông ly vào dọn dẹp, khách ra về vừa bước chân ra cửa là
khụy xuống hôn mê bất tỉnh. Bẩy Lươn Um mỉm cười ra đỡ địch thủ dìu về
nhà. Trong cơn say, địch thủ bèn phun ra hết ý nghĩ của mình và tuyên
bố đầu hàng vô điều kiện. Bẩy Lươn Um nghe nói vậy vẫn chẳng có một lời
nào, anh chỉ mỉm cười. Nụ cười đó như ngầm bảo với địch thủ: "Còn khuya
con mới theo kịp bố già, bận sau đừng có dại dột thế nghe con". Mười
mấy năm qua vẫn chưa có kẻ nào đánh gục được Bẩy Lươn Um bằng rượu. Bẩy
Lươn Um có cái đức của kẻ uống rượu. Không còn một ai dám thách thức
nữa. Bẩy Lươn Um vẫn ngồi riêng rẽ một ghế. Khách hàng muốn giữ tiếng
của mình là tay chơi, tửu lượng cao, chỉ còn một cạch tán nhảm, tào lao
cho hết giờ. Không nói bậy và khi say chịu hết nổi chỉ ngã âm thầm. Họ
ngán nụ cười kiêu ngạo của Bẩy Lươn Um. ánh sáng từ chiếc đèn măng sông
treo giữa quán bỗng tối lại. Bẩy Lươn Um đặt ly rượu xuống bàn, anh bê
chiếc ghế đẩu ra giữa nhà rồi leo lên, một tay giữ đèn, một tay bơm.
Tiếng ga bị ép xịt ra tim đèn kêu khè khè quán sáng trưng trở lại. Vừa
lúc đó có thêm mấy người nữa vào quán. Lão thầy pháp, mặt xùi như đá
ong cao lỏng khỏng. Y tá Chín miệng lúc nào cũng cười toe toét. Đi sau
rốt là thầy giáo Lượn, giáo viên độc nhất kiêm hiệu trưởng trường học
tư của thầy trong xóm. Hầu hết con nít trong xóm đều là học trò của
thầy. Thầy giáo Lượn người như cái que, nhưng lúc nào trông cũng có vẻ
chải chuốt, tóc phết "bi ăng tin" bóng lưỡng, cầm mặt nhăn nhụi, mắt
mang kính trắng gọng vàng. Thầy giáo là người được quí trọng nhất trong
xóm rồi mới tới thầy chích, rốt là thầy pháp Ba Gà Mổ. Thầy pháp Ba Gà
Mổ không lấy làm hài lòng về địa vị của mình, nhất là cái tên chó đẻ do
Hai Thợ, chủ nhân xưởng đóng hòm ôn dịch đặt cho, bởi tại cái mặt lão
lỗ chỗ như bị gà mổ. Tên đó dân trong xóm tránh kêu trước mặt thầy. Còn
y tá Chín lúc nào cũng toe toét với tất cả mọi người, lúc nào cũng nồng
nhiệt với nghề nghiệp "cấp cứu" của mình. Hắn cười nhiều quá nên trở
thành vô duyên. Trong ba người, chi riêng thầy giáo Lượn trẻ nhất và
còn độc thân. Do độc thân và dáng trí thức diêm dúa đó mà thầy giáo
Lượn hưởng được nhiều điều tốt lành ở bà con lối xóm. Nhà nào có con
gái lớn, tuổi cập kê cũng chỉ mong được thầy giáo để mắt tới. Nhưng dân
trong xóm nhận xét hình như thầy chưa để mắt đến đám nào. Họ kính phục
thầy hơn vì thầy là người đứng đắn đàng hoàng. Tất cả mọi người trong
bàn đều đứng dậy mời ba vị vào bàn. Hai Thợ dành chỗ cho thầy giáo ngồi
cạnh mình. Anh ta lấy cớ phải bàn với thầy giáo nhiều điều quan trọng,
vả lại anh ta là liên gia trưởng. Bốn tô canh lươn và những đĩa bún từ
dưới bếp mang lên bầy ra bàn. Rượu Vĩnh Sanh Hòa pha soda đá lạnh đã
được mang ra. Liên gia trưởng Hai Thợ nói: - Hôm nay thầy giáo lai rai
với tụi tui chớ? Thầy giáo Lượn gật đầu: - Nhậu thì nhậu tôi
đâu ngán, hôm nay tôi thả dàn... Mọi người trong bữa nhậu cười phụ họa.
Những chiếc ly cối nâng lên cụng nhau lanh canh. Sau đợi rượu đầu, Hai
Thợ đặt ly xuống bàn, lên tiếng: - Sở dĩ hôm nay có bữa nhậu này do tui
muôn bày tỏ với anh em một vấn đề quan trọng về an ninh cho bà con
trong xóm. Hai Thợ nhìn đảo một vòng: - Nhiều anh em ở đây đã biết lý
do, nhưng tôi muốn nói rõ hơn. Tôi muốn nói đến những con chim, giống
ác điểu, không hẳn là quạ, không hẳn là kền kền, chính những con chim
đậu trên ngọn cây sao kia, loài chuyên ngửi hơi thối và ăn xác chết.
Hai Thợ ngoái cổ chỉ ra ngoài trời, nhiều người như máy nhìn theo. Hai
Thợ tiếp, giọng gay gắt: - Chúng đang phá chúng ta, như trường hợp tai
nạn xây ra cho bác Sáu nhà xấc. Một người trong đám nâng ly uống: -
Biết rồi, vòng vo hoài, muốn gì thì nói phứt cho rồi. Đang ngon trớn bị
kê ngược, Hai Thợ đổ quạu: - Đ M. dân gì đâu không hà, bộ mày muốn chửi
cha tao sao đấy, hả Cộc? Trình bầy chuyện gì cũng phải có đầu có đuôi
chớ, đây là chuyện quan trọng đến đời sống bà con, mày biết rồi kệ xác
mày, nhiều người không biết thì sao? Mày muốn chơi cha tao. Kê tủ đứng
vào họng tao... Vẻ mặt Cộc lạnh như tiền, như khi đào huyệt cho người
ta. Hắn uống thêm một hớp rượu nữa, nói: ở đây không ai chơi cha ai
hết, tôi khoái cái gì cũng vắn tắt nên lên tiếng đó. Đôi mắt Hai Thợ
nẩy lửa. Bàn nhậu xôn xao, mỗi người can một câu. Hai Thợ bắt buộc phải
nhịn, nhưng vẫn thấy ấm ách trong lòng. Hắn tiếp tục trình bày: - Chúng
ta phải tìm cách triệt hạ những con chim kia. Cộc vừa uống rượu vừa
cười khinh khỉnh: - Rồi, gọn bàn vậy có tốt hơn không. Như lúc khác thì
Hai Thợ không ngần ngại cho thằng chả một búa, nhưng lúc này, Hai Thợ
thấy mình quan trọng hẳn lên, chẳng gì thì gã cũng là liên gia trưởng,
một người chức sắc trong xóm. Anh ta đành làm lơ để bàn đại sự: - Đó,
bà con nghĩ sao? - Đồng ý. Cả bàn tiệc đồng ý, kể cả Cộc, thằng cha đào
huyệt lý lắc nhất xóm. Hai Thợ nhìn khắp lượt: - Ai có ý kiến gì nên
trình bày ra dể thảo luận. Thầy giáo Lượn ngồi trầm ngâm trước ly Vĩnh
Sanh Hòa đã vơi được một phần tư ly. Thầy y tá mủm mỉm cười, những
người khác thì ngồi gật gù ra điều suy nghĩ lung lắm. Thầy pháp Ba Gà
Mổ sau khi nhằn hết một khúc lươn, bỏ xương ra bàn, lên tiếng: - Há...
bà con, tui có ý kiến! Những con mắt đổ dồn nhìn thầy pháp: - Sao thầy
Ba Gà... có ý kiến gì? Thầy pháp Ba Gà Mổ nhìn gã vừa buột miệng ra câu
Ba Gà. Nhưng thầy bỏ qua, thầy sắp sửa bàn đại sự. Giọng thầy trầm
xuống: - Chim kền kền ở đây là một giống quái điểu, không thể sống
chung lộn với người được. Một người nóng ruột hỏi: - Hẳn thầy đã có
phương pháp trừ khử. Thầy pháp Ba Gà Mổ hơi ngưng lại, đoạn tiếp: -
Ngày xưa, khi tôi còn theo thầy học đạo trên núi Tà Lơn, thầy tôi có
luyện được một đạo bùa... Có tiếng cười xì ra, thầy pháp Ba Gà Mổ làm
lơ, kể tiếp: - Một ngày kia hai thầy trò xuống núi, tới một vùng kia có
một cây đa vĩ đại, nghe đồn cây đa đó có ma nên thầy tôi liền ra tay.
Sư phụ tôi ếm một đạo bùa vào gốc cây, niệm chú. Sáng hôm sau dân làng
ra xem, thấy một con chim mỏ khoằm có mào đỏ nằm chết dang cánh dưới
gốc cây, từ đó cây hết còn ma. - Hay quá há, nhưng xin thầy Ba vắn tắt
cho vì ở đây, chúng ta đang bàn chuyện trừ khử mấy con chim quái ác chớ
không bàn chuyện ma quỉ thánh thần. Thầy pháp Ba Gà Mổ cau có: - Các
người đừng có nóng, từ chuyện nọ mới sang chuyện kia được, tui có học
được đạo bùa đó. - Bộ thầy tính ếm vào gốc cây? - Uà tôi ếm, nếu chúng
không chết thì cũng bay đi hết ráo.
[trang
1] [trang
2] [trang
3] [trang
4] [trang
5] [trang
6]